Giá đất bồi thường hiện nay là bao nhiêu? Hiện nay, việc thu hồi đất để tiến hành xây dựng các công trình công cộng phục vụ cho mục tiêu phát triển của nền kinh tế vì lợi ích của cộng đồng đang dần phổ biến. Việc xác định giá bồi thường dựa trên các yếu tố các khác nhau như thông tin thửa đất, khung giá đất để bồi thường của cơ quan có thẩm quyền.
Bài viết dưới đây của Luật Thiên Mã sẽ giải quyết các vấn đề về bồi thường đất như phương pháp xác định giá đất bồi thường? Mức bồi thường khi thu hồi đất của 63 tỉnh thành? Nếu các bạn có những thắc mắc về các nội dung này hoặc có các câu hỏi liên quan thì hãy liên hệ ngay với Tổng đài 1900.6174 để được tư vấn cụ thể.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí mức bồi thường hiện nay? Gọi ngay: 1900.6174
Phương pháp xác định giá đất bồi thường?
Khi Nhà nước thu hồi đất thì người sử dụng đất có đất bị thu hồi sẽ được bồi thường nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Việc bồi thường được thực hiện bằng cách bồi thường đất có cùng mục đích sử dụng với đất đã bị thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì tiến hành bồi thường bằng tiền.
Khi bồi thường thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành việc xác định giá đất. Các phương pháp dùng để xác định giá đất để bồi thường được quy định tại Điều 4 Nghị định 44/2014/NĐ-CP gồm 05 phương pháp cụ thể như phương pháp so sánh trực tiếp, phương pháp chiết trừ, phương pháp thu nhập, phương pháp thặng dư và phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất.
Các phương pháp trên được pháp luật định nghĩa một cách chi tiết và cụ thể. Ngoài quy định các phương pháp xác định giá đất bồi thường thì pháp luật còn quy định đối với các điều kiện để áp dụng các phương pháp tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 44/2014/NĐ-CP như sau:
– Phương pháp so sánh trực tiếp: phương pháp này được áp dụng để định giá đất trên thị trường đã có các thửa đất so sánh đã chuyển nhượng trên thị trường, trúng đấu giá quyền sử dụng đất.
– Phương pháp chiết trừ: cơ quan có thẩm quyền sử dụng phương pháp này để định giá đối với thửa đất có tài sản gắn liền với đất trong trường hợp có đầy đủ các số liệu về giá bất động sản tương tự với thửa đất cần định giá đã chuyển nhượng trên thị trường, trúng đấu giá quyền sử dụng đất.
– Phương pháp thu nhập: áp dụng với mục đích dùng để định giá đối với thửa đất xác định được các khoản thu nhập, chi phí từ việc sử dụng đất.
– Phương pháp thặng dư: việc áp dụng phương pháp này nhằm để định giá đối với các thửa đất có tiềm năng phát triển do thay đổi quy hoạch hoặc chuyển mục đích sử dụng đất khi xác định được tổng doanh thu phát triển giả định và tổng chi phí ước tính.
– Phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất được áp dụng để định giá đất cho các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 18 của Nghị định này.
Từ các nội dung trên có thể thấy có nhiều phương pháp để xác định giá đất để bồi thường. Tùy vào từng trường hợp thu hồi đất mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành lựa chọn các phương án xác định giá đất để bồi thường cho phù hợp.
>>> Xem thêm: Bồi thường đất giao trái thẩm quyền được quy định như thế nào?
Trình tự thủ tục xác định giá đất cụ thể để tính bồi thường
Việc xác định giá đất bồi thường phải bảo đảm tuân thủ theo trình tự thủ tục sau:
– Xác định mục đích định giá đất cụ thể.
– Điều tra, tổng hợp, phân tích thông tin về thửa đất, giá đất thị trường; áp dụng phương pháp định giá đất.
– Xây dựng phương án giá đất để bồi thường trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
– Thẩm định phương án giá đất để bồi thường.
– Hoàn thiện dự thảo phương án giá đất để bồi thường trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
– Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giá đất để bồi thường.
Trong đó, việc thẩm định phương án giá đất phải do Hội đồng thẩm định giá tiến hành. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ là Chủ tịch của Hội đồng thẩm định.
Sau khi hoàn thiện phương án xác định giá đất Hội đồng thẩm định giá sẽ trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:
– Tờ trình về phương án xác định giá đất bồi thường.
– Dự thảo phương án xác định giá đất bồi thường.
– Báo cáo thuyết minh xây dựng phương án giá đất bồi thường.
– Văn bản thẩm định phương án xác định giá đất để bồi thường.
Như vậy, ngoài việc phải lựa chọn phương án xác định giá đất để bồi thường cho phù hợp thì việc xác định giá đất bồi thường phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
>>> Trình tự thủ tục xác định giá đất cụ thể để tính bồi thường? Gọi ngay: 1900.6174
Xây dựng hệ số điều chỉnh xác định giá đất cụ thể để tính bồi thường
Việc xây dựng hệ số điều chỉnh xác định giá đất bồi thường phải dựa trên việc điều tra các thông tin bao gồm thông tin về thửa đất, giá đất thị trường và thông tin về điều kiện kinh tế – xã hội tại địa phương.
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định 44/2014/NĐ-CP thì trách nhiệm xây dựng hệ số điều chỉnh xác định giá đất để bồi thường thuộc về các cơ quan sau:
– Các trường hợp theo quy định của pháp luật mà có thửa đất hoặc khu thửa đất của dự án có giá trị dưới 30 tỷ đối với thành phố trực thuộc Trung ương, dưới 10 tỷ đối với các tỉnh vùng núi và dưới 20 tỷ đối với các tỉnh còn lại; trường hợp thuê đất thu tiền hằng năm mà phải xác định giá đơn giá thuê đất thì việc xây dựng hệ số điều chỉnh giá đất để bồi thường Sở Tài chính chủ trì, phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành có liên quan thực hiện.
– Trường hợp theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 114 Luật Đất đai 2013 đối với dự án có các thửa đất liền kề nhau, có cùng mục đích sử dụng và khả năng sinh lợi thì việc xây dựng hệ số điều chỉnh giá đất để bồi thường do Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và các sở, ngành có liên quan để thực hiện.
>>> Xem thêm: Lấn chiếm đất chưa sử dụng bị xử phạt như thế nào?
Sau khi xây dựng hệ số điều chỉnh giá đất thì các cơ quan trên phải trình cho Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định, quy định hệ số điều chỉnh giá đất để bồi thường. Trong đó, việc báo cáo thuyết minh xây dựng hệ số điều chỉnh giá đất bồi thường theo các nội dung chủ yếu sau:
– Mục đích định giá đất và các thông tin về thửa đất cần định giá.
– Đánh giá tình hình và kết quả điều tra, tổng hợp thông tin về giá đất thị trường; điều kiện kinh tế – xã hội ảnh hưởng đến giá đất ở địa phương.
– Việc áp dụng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất.
– Kết quả xây dựng hệ số điều chỉnh giá đất và đề xuất các phương án hệ số điều chỉnh giá đất.
– Đánh giá tác động về kinh tế – xã hội của các phương án hệ số điều chỉnh giá đất.
Như vậy, việc xây dựng hệ số điều chỉnh xác định giá đất để bồi thường là một trong các nội dung quan trọng khi xác định bồi thường cho người sử dụng đất. Tùy vào từng trường hợp khác nhau mà Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền quy định, quyết định hệ số điều chỉnh xác định giá đất.
>>> Xây dựng hệ số điều chỉnh xác định giá đất cụ thể để tính bồi thường? Gọi ngay: 1900.6174
Mức đơn giá bồi thường khi thu hồi đất 63 tỉnh thành
Người sử dụng đất có đất bị thu hồi sẽ được nhận bồi thường nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Tùy vào từng địa phương mà mức đơn giá bồi thường khi thu hồi đất là khác nhau. Cụ thể mức đơn giá bồi thường ở 63 tỉnh thành được quy định tại các văn bản như sau:
Số thứ tự | Tên tỉnh thành | Mức đơn giá bồi thường |
1 | Hà Nội | Được quy định tại Quyết định 10/2017/QĐ-UBND. |
2 | Thành phố Hồ Chí Minh | Được quy định tại Quyết định 28/2018/QĐ-UBND. |
3 | Hải Phòng | Được quy định tại Quyết định 2680/2014/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 03/2019/QĐ-UBND. |
4 | Đà Nẵng | Được quy định tại Quyết định 38/2017/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 23/2019/QĐ-UBND. |
5 | Cần Thơ | Được quy định tại Quyết định 15/2014/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 19/2016/QĐ-UBND. |
6 | Bắc Ninh | Được quy định tại Quyết định 528/2014/QĐ-UBND |
7 | Hà Nam | Được quy định tại Quyết định 50/2019/QĐ-UBND |
8 | Hải Dương | Được quy định tại Quyết định 16/2019/QĐ-UBND |
9 | Hưng Yên | Được quy định tại Quyết định 03/2020/QĐ-UBND |
10 | Nam Định | Được quy định tại Quyết định 13/2019/QĐ-UBND |
11 | Ninh Bình | Được quy định tại Quyết định 26/2014/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 09/2016/QĐ-UBND, Quyết định 16/2017/QĐ-UBND và Quyết định 16/2018/QĐ-UBND |
12 | Thái Bình | Được quy định tại Quyết định 01/2020/QĐ-UBND |
13 | Vĩnh Phúc | Được quy định tại Quyết định 35/2014/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 32/2015/QĐ-UBND. |
14 | Lào Cai | Được quy định tại Quyết định 17/2015/QĐ-UBND |
15 | Yên Bái | Được quy định tại Quyết định 26/2017/QĐ-UBND |
16 | Điện Biên | Được quy định tại Quyết định 02/2015/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 05/2016/QĐ-UBND |
17 | Hòa Bình | Được quy định tại Quyết định 05/2018/QĐ-UBND (khoản 3 Điều 32 bị bãi bỏ bởi Quyết định 17/2019/QĐ-UBND) |
18 | Lai Châu | Được quy định tại Quyết định 30/2017/QĐ-UBND |
19 | Sơn La | Được quy định tại Quyết định 18/2019/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 18/2020/QĐ-UBND |
20 | Hà Giang | Được quy định tại Quyết định 15/2019/QĐ-UBND |
21 | Cao Bằng | Được quy định tại Quyết định 14/2020/QĐ-UBND |
22 | Bắc Kạn | Được quy định tại Quyết định 22/2014/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 43/2017/QĐ-UBND |
23 | Lạng Sơn | Được quy định tại Quyết định 20/2016/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 06/2019/QĐ-UBND |
24 | Tuyên Quang | Được quy định tại Quyết định 05/2017/QĐ-UBND |
25 | Thái Nguyên | Được quy định tại Quyết định 08/2019/QĐ-UBND |
26 | Phú Thọ | Được quy định tại Quyết định 11/2014/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 12/2015/QĐ-UBND, Quyết định 22/2017/QĐ-UBND và Quyết định 21/2019/QĐ-UBND |
27 | Bắc Giang | Được quy định tại Quyết định 10/2019/QĐ-UBND |
28 | Quảng Ninh | Được quy định tại Quyết định 3000/2017/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 30/2020/QĐ-UBND |
29 | Thanh Hóa | Được quy định tại Quyết định 3162/2014/QĐ-UBND |
30 | Nghệ An | Được quy định tại Quyết định 40/2019/QĐ-UBND |
31 | Hà Tĩnh | Được quy định tại Quyết định 13/2020/QĐ-UBND |
32 | Quảng Bình | Được quy định tại Quyết định 22/2018/QĐ-UBND |
33 | Quảng Trị | Được quy định tại Quyết định 31/2017/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 16/2018/QĐ-UBND |
34 | Thừa Thiên Huế | Được quy định tại Quyết định 37/2018/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 67/2019/QĐ-UBND |
35 | Quảng Nam | Được quy định tại Quyết định 43/2014/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 02/2016/QĐ-UBND và Quyết định 19/2017/QĐ-UBND |
36 | Quảng Ngãi | Được quy định tại Quyết định 50a/2017/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 17/2018/QĐ-UBND |
37 | Bình Định | Được quy định tại Quyết định 21/2017/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 02/2019/QĐ-UBND |
38 | Phú Yên | Được quy định tại Quyết định 57/2014/QĐ-UBND |
39 | Khánh Hoà | Được quy định tại Quyết định 29/2014/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 06/2016/QĐ-UBND và Quyết định 06/2018/QĐ-UBND |
40 | Ninh Thuận | Được quy định tại Quyết định 64/2016/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 15/2018/QĐ-UBND |
41 | Bình Thuận | Được quy định tại Quyết định 08/2015/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 05/2018/QĐ-UBND |
42 | Kon Tum | Được quy định tại Quyết định 53/2014/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 20/2015/QĐ-UBND và Quyết định 30/2018/QĐ-UBND |
43 | Gia Lai | Được quy định tại Quyết định 09/2018/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 02/2020/QĐ-UBND |
44 | Đắk Lắk | Được quy định tại Quyết định Quyết định 39/2014/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 27/2019/QĐ-UBND |
45 | Đắk Nông | Được quy định tại Quyết định 07/2015/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 06/2018/QĐ-UBND |
46 | Lâm Đồng | Được quy định tại Quyết định 50/2017/QĐ-UBND |
47 | Bình Phước | Được quy định tại Quyết định 05/2018/QĐ-UBND |
48 | Bình Dương | Được quy định tại Quyết định 38/2019/QĐ-UBND |
49 | Đồng Nai | Được quy định tại Quyết định 11/2019/QĐ-UBND |
50 | Tây Ninh | Được quy định tại Quyết định 17/2015/QĐ-UBND được bổ sung bởi Quyết định 39/2015/QĐ-UBND |
51 | Bà Rịa – Vũng Tàu | Được quy định tại Quyết định 52/2014/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 25/2016/QĐ-UBND và Quyết định 11/2020/QĐ-UBND |
52 | Long An | Được quy định tại Quyết định 09/2018/QĐ-UBND |
53 | Đồng Tháp | Được quy định tại Quyết định 27/2014/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 37/2016/QĐ-UBND và Quyết định 26/2017/QĐ-UBND |
54 | Tiền Giang | Được quy định tại Quyết định 40/2014/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 19/2018/QĐ-UBND |
55 | An Giang | Được quy định tại Quyết định 33/2018/QĐ-UBND |
56 | Bến Tre | Được quy định tại Quyết định 29/2019/QĐ-UBND (một số khoản bị bãi bỏ bởi Quyết định 06/2020/QĐ-UBND) |
57 | Vĩnh Long | Được quy định tại Quyết định 18/2014/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 01/2017/QĐ-UBND, Quyết định 07/2018/QĐ-UBND và Quyết định 13/2020/QĐ-UBND |
58 | Trà Vinh | Được quy định tại Quyết định 16/2020/QĐ-UBND |
59 | Hậu Giang | Được quy định tại Quyết định 26/2018/QĐ-UBND |
60 | Kiên Giang | Được quy định tại Quyết định 22/2015/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 18/2018/QĐ-UBND |
61 | Sóc Trăng | Được quy định tại Quyết định 34/2014/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 35/2016/QĐ-UBND |
62 | Bạc Liêu | Được quy định tại Quyết định 20/2020/QĐ-UBND |
63 | Cà Mau | Được quy định tại Quyết định 01/2018/QĐ-UBND |
Trên đây là các quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc xác định mức đơn giá bồi thường khi thu hồi đất. Người sử dụng đất có đất bị Nhà nước thu hồi cần theo dõi nắm được mức đơn giá bồi thường đất ở địa phương mình để bảo đảm được lợi ích của bản thân.
>>> Mức đơn giá bồi thường khi thu hồi đất 63 tỉnh thành? Gọi ngay: 1900.6174
Cơ quan nào có quyền xác định giá đất để tính tiền bồi thường?
Dựa trên quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể tại khoản 3 Điều 114 Luật Đất đai 2013 thì cơ quan có thẩm quyền quyết định xác đất cụ thể thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Tuy nhiên, trước khi ra quyết định giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường thì phải thực hiện tiến hành thẩm định giá.
Theo đó, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh sẽ thay Ủy ban nhân tỉnh tổ chức việc xác định giá đất. Pháp luật cho phép cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh được phép thuê tổ chức có chức năng tư vấn để tư vấn về việc xác định giá đất cụ thể. Việc xác định giá đất phải dựa trên các thông tin thu thập được trong quá trình điều tra như thông tin về thửa đất, thông tin về giá đất thị trường.
Sau khi có được kết quả từ việc xác định giá đất, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh phải trình cho Hội đồng thẩm định về kết quả này trước khi đưa cho Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giá đất bồi thường cụ thể.
Theo quy định của pháp luật thì Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ tiến hành thành lập Hội đồng thẩm định giá, trong đó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ là Chủ tịch của Hội đồng thẩm định giá.
Dựa trên kế hoạch định giá đất cụ thể đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị thực hiện xác định định giá đất cụ thể để bồi thường gồm các nội dung sau:
Một là, xác định mục đích định giá đất, thời gian thực hiện và dự toán kinh phí. Đây là bước quan trọng nhằm chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện xác định giá đất để bồi thường.
Hai là, chuẩn bị hồ sơ thửa đất cần định giá. Hồ sơ thửa đất cần định giá bao gồm các thông tin về vị trí, diện tích, loại đất và thời hạn sử dụng của thửa đất cần định giá; thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các quy định khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng của thửa đất cần định giá.
Ba là, lựa chọn, ký hợp đồng thuê với tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất trong trường hợp có thuê tổ chức tư vấn để xác định giá đất để bồi thường.
Như vậy, từ các căn cứ nêu trên thì cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh là Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trong việc thực hiện định giá đất cụ thể để bồi thường.
>>> Cơ quan nào có quyền xác định giá đất để tính tiền bồi thường? Gọi ngay: 1900.6174
Trên đây là một số nội dung mà Luật Thiên Mã muốn gửi đến quý khách hàng về giá đất bồi thường. Nếu các bạn vẫn còn thắc mắc về các nội dung trên cần giải đáp thì hãy liên hệ ngay với Tổng đài 1900.6174 để được kịp thời giải đáp cụ thể. Xin chân thành cảm ơn!