Dư nợ tín dụng là gì? Gồm có mấy loại? Hậu quả của dư nợ tín dụng như thế nào? Tổng dư nợ tín dụng là gì?….Có rất nhiều câu hỏi liên quan đến dư nợ tín dụng được bạn đọc của Luật Thiên Mã 1900.6174 thường xuyên thắc mắc. Do đó, trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp một cách chi tiết và chính xác các vấn đề liên quan đến dư nợ tín dụng. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan và hiểu hơn về vấn đề này.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí Dư nợ tín dụng là gì? Liên hệ ngay: 1900.6174
Anh Hà – Hà Nội gửi đến câu hỏi cho Luật Thiên Mã thắc mắc như sau:
Chào luật sư, tôi đã ký hợp đồng vay tiền ngân hàng để mua một căn nhà. Hợp đồng quy định rõ về số tiền vay, lãi suất, thời hạn và các điều kiện trả nợ. Sau một thời gian sử dụng nhà, tôi gặp khó khăn tài chính và không thể trả đúng tiến độ theo hợp đồng. Ngân hàng đã thông báo cho tôi về dư nợ hiện tại và nhắc nhở ông về việc thanh toán đúng hạn.
Tuy nhiên, do tình hình tài chính không thuận lợi, tôi không thể thanh toán dư nợ trong thời hạn quy định. Tôi đang hoang mang và không điều đó gây ảnh hưởng gì đối với mình. Vì thế Luật sư cho tôi hỏi về vấn đề tư nợ tính dụng. Hậu quả khi dư nợ tín dụng có ảnh hưởng như thế nào đến tôi? Cách tính dư nợ tín dụng như thế nào? Xin cảm ơn Luật sư.
Xin chào anh Hà, đầu tiên xin cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Luật Thiên Mã liên quan đến việc dư nợ tín dụng:
Việc vay nợ là một điều không còn quá xa lạ. Một cá nhân vay tại ở ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng. Khi không đủ khả năng hoàn trả lại khoản nợ thì trường đó sẽ báo là dư nợ tín dụng từ các đơn vị cho vay.
Như vậy, những vấn đề xoay quanh của pháp luật quy định như thế nào về nợ tín dụng sẽ có ngay trong bài viết này, các bạn sẽ nhận được lời giải đáp chính xác, chi tiết về những vấn đề trên từ đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm của Luật Thiên Mã. Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời nhất!
>>>Luật sư giải đáp miễn phí các vấn đề liên quan đến Dư nợ tín dụng? Gọi ngay: 1900.6174
Dư nợ tín dụng được quy định như thế nào?
Việc dư nợ tín dụng xảy ra rất phổ biến nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu dư nợ tín được định nghĩa như nào. Đồng thời, thì việc dư nợ có bao nhiêu loại trên thực tế.
Dư nợ tín dụng là gì?
Theo quy định của pháp luật không có định nghĩa về dư nợ tín dụng nhưng có quy định về nợ quá hạn. Nợ quá hạn hiểu đơn giản là những khoản dư nợ gốc lớn hơn 0 mà bên vay đã không trả cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng đúng hạn được quy định tại Điều 20 Thông tư 39/2016/TT-NHNN
Như vậy, đối với dự nợ tín dụng chúng ta có thể hiểu là số tiền nợ mà một cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp phải trả cho tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tài chính sau khi đi vay. Thuật ngữ “dư nợ” thường được sử dụng khi đề cập đến các khoản vay tại các tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tài chính.
Dư nợ thường bao gồm các khoản phải trả định kỳ theo kỳ hạn trả nợ (thường là theo tháng, quý hoặc năm). Dư nợ có thể bằng 0 nếu bên vay đã hoàn thành việc trả nợ đúng hạn, hoặc có giá trị lớn hơn 0 nếu bên vay không thực hiện trả nợ đúng thời hạn.
Dư nợ có thể xuất hiện ở các khoản vay như vay tín chấp (tức vay không có tài sản bảo đảm), vay thế chấp (vay có tài sản bảo đảm), khoản phải trả khi tiêu dùng bằng thẻ tín dụng, dư nợ quá hạn đối với tiền gốc/tiền lãi vay,…
Như vậy, dư nợ được hiểu là những khoản tiền vay của bên vay. Dư nợ có thể bằng 0 nếu bên đi vay thanh toán đúng hạn hoặc lớn hơn 0 (tức nợ thêm) nếu bên đi vay không hoàn trả việc trả nợ đúng hạn.
>>>Luật sư giỏi tư vấn miễn phí Dư nợ tín dụng là gì? Gọi ngay: 1900.6174
Dư nợ tín dụng gồm những loại nào?
Dư nợ tín dụng là một trong những loại dư nợ phổ biến và thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Đây là số tiền mà khách hàng được cấp tín dụng phải trả lại cho ngân hàng hoặc tổ chức tài chính. Việc quản lý và thông tin về dư nợ tín dụng được quy định bởi các văn bản pháp luật như Thông tư 11/2021/TT-NHNN và Thông tư 03/2013/TT-NHNN.
Các văn bản này yêu cầu các tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính cung cấp thông tin liên quan đến khoản vay, thời gian trả nợ và quá trình trả nợ của khách hàng qua hệ thống CIC (Credit Information Centre) do Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam quản lý.
Theo đó, nếu dựa trên thời điểm hoàn trả khoản tiền vay thì dư nợ tín dụng có thể được phân chia thành một số loại sau đây:
Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn
Đây là khoản dư nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi cao, được cả nợ gốc và lãi đúng hạn. Với thời gian khoản nợ trong hạn hoặc khoản quá hạn dưới 10 ngày
Nhóm 2: Nợ cần chú ý
Nhóm này là những đối tượng khách hàng có khoảng nợ 90 ngày hoặc các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
Nhóm nợ là các khoản nợ của khách quá từ 91 ngày đến dưới 180 ngày. Hoặc các khoản nợ có thời gian 30 ngày mà một số khoản nợ này theo quy định chưa thu hồi được.
Ngoài ra, liên quan đến khoản nợ gia hạn lần đầu còn trong hạn hoặc các khoản nợ được miễn giảm do khách hàng không có khả năng chi trả
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
Là các khoản nợ có thời gian quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày. Và các khoản nợ có thời gian từ 30 đến 60 mà các khoản này chưa thu hồi được kể từ ngày có quyết đinh thu hồi nợ.
Các khoản nợ liên quan đến cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần quá hạn đến 90 ngày và các khoản cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ hai còn trong hạn.
Cuối cùng là các khoản nợ phải thu hồi trước hạn.
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
Là các khoản nợ tín dụng khó được thu hồi và có nguy cơ khách hàng không đủ khả năng chi trả.
Đối với các khoản này quá hạn trên 360 ngày hoặc các khoản nợ chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi. Hoặc là các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhiều lần mà vẫn quá hạn.
>>> Loại nợ nghi ngờ trong dư nợ tín dụng là gì? Luật sư giải đáp miễn phí, gọi ngay: 1900.6174
Tổng dư nợ tín dụng là gì?
Tổng dư nợ tín dụng là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tài chính. Nó đề cập đến tổng số tiền mà một cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp đang nợ tới ngân hàng hoặc tổ chức tài chính.
Trong một hệ thống tín dụng, người vay có thể nhận được các khoản vay từ ngân hàng hoặc tổ chức tài chính để đáp ứng nhu cầu tài chính của mình. Khi nhận được khoản vay, người vay sẽ có nghĩa vụ trả lại số tiền vay cùng với lãi suất và các khoản phí liên quan theo các điều kiện đã được thỏa thuận trong hợp đồng vay.
Tổng dư nợ tín dụng bao gồm cả số tiền gốc vay và số tiền lãi phải trả. Số tiền gốc là số tiền ban đầu mà người vay đã vay từ ngân hàng hoặc tổ chức tài chính. Số tiền lãi là khoản phải trả dựa trên lãi suất và thời gian vay. Ngoài ra, tổng dư nợ tín dụng cũng có thể bao gồm các khoản phí và chi phí khác liên quan đến việc vay.
Tổng dư nợ tín dụng có thể thay đổi theo thời gian do các khoản vay mới và việc trả nợ. Khi người vay tiếp tục vay thêm, tổng dư nợ tín dụng sẽ tăng lên. Tuy nhiên, khi người vay trả nợ đúng thời hạn, tổng dư nợ tín dụng sẽ giảm dần.
>>> Luật sư tư vấn miễn phí Tổng dư nợ tín dụng là gì? Gọi ngay: 1900.6174
Dư nợ tín dụng có hậu quả như thế nào?
Nhiều người khi vay tín dụng ở các tổ chức tín dụng hoặc cá tổ chức tài chính ngân mà không có khả năng chi trả đối với khoản này của mình. Sẽ gây rất hệ lụy liên quan đến việc còn dư nợ tín dụng. Sau đây là những hậu quả chúng ta có thể đối mặt khi liên quan đến việc như trên:
– Đầu tiên, khi không thanh toán đúng hạn cho các tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức tài chính ngân hàng việc phải đối mặt là làm tăng khoản tiền phải thanh toán. Đồng nghĩa với việc phải chịu lãi suất từ tiền lãi kỳ hạn và khoản tiền nợ gốc đã vay. Ngoài ra, còn có thêm mức phạt lãi suất do việc chậm thanh toán.
– Thứ hai, phải đối mặt với việc khởi kiện từ các bên liên quan hoặc nghiêm trọng hơn khi có dấu hiệu bên vay có ý định chiếm đoạt tài sản thì có khả năng bị khởi tố và truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Thứ ba, khi dư nợ tín dụng thì lịch sử liên quan đến tín dụng sẽ ghi nhận nợ xấu. Đồng nghĩa với việc không thể vay tiền ở các tổ chức tín dụng và không được mở thẻ tín dụng.
– Thứ tư, đối với dư nợ phát sinh từ thẻ tín dụng thì hậu quả có thể là không được mở thẻ tín dụng hoặc bị tổ chức phát hành vô hiệu hóa thẻ tín dụng.
Như vậy, ta có thể thấy việc dư nợ tín dụng gây nhiều hậu quả và hệ lụy rất lớn đối với tài chính khi có dư nợ tín dụng. Vì thế, khi vay ở các tổ chức tín dụng chúng ta có phải cân nhắc liên quan đến việc này. Nhằm tránh các vấn đề, rủi ro liên quan đến pháp lý về dư nợ tín dụng.
>>> Xem thêm: Tổng dư nợ là gì? Tổng dư nợ quá hạn thì có sao không?
Cách tính dư nợ tín dụng của ngân hàng
Cách tính dư nó tín dụng của ngân hàng được tính như sau:
Dư nợ tín dụng = dư nợ giảm dần + dư nợ ban đầu + dư nợ cuối kỳ + dư nợ quá hạn + dư nợ thẻ tín dụng (nếu có).
Trong đó:
+ Dư nợ giảm dần là số tiền thực tế mà người vay còn nợ sau khi đã trừ đi phần gốc mà bạn phải trả trước đó.
+ Dư nợ ban đầu là số tiền mà ngân hàng cho vay tính tại thời điểm đầu tiên mà người vay nhận được số tiền vay đó.
+ Dư nợ cuối kỳ là tổng số tiền từ các giao dịch, các loại phí phát sinh và có thể bao gồm cả lãi của kỳ sao kê trước nếu kỳ trước không thanh toán đầy đủ và đúng hạn.
+ Dư nợ quá hạn là khoản nợ mà người đi vay khi đến hạn phải trả cho ngân hàng cả vốn và lãi nhưng bên vay không trả được vốn hoặc lãi đúng thời hạn.
Lưu ý: Nếu chỉ số dư nợ tín dụng bằng 0 tức là không có dư nợ. Tùy thuộc vào mỗi ngân hàng và hoàn cảnh, điều kiện nền kinh tế mà có các tỷ lệ tính dư nợ khác nhau.
>>> Luật sư tư vấn miễn phí cách tính dư nợ tín dụng của ngân hàng? Gọi ngay: 1900.6174
Cách thanh toán dư nợ tín dụng ngân hàng
Xin chào anh Minh, đầu tiên xin cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Luật Thiên Mã liên quan đến việc dư nợ tín dụng.
Đối với các trường hợp dư nợ tín dụng thì việc thanh toán cũng không quá phức tạp. Bạn có thể thanh toán dư nợ bằng những cách sau đây:
Thanh toán bằng tiền mặt:
Cách thanh toán bằng tiền mặt bằng cách đến chi nhánh ngân hàng gần nhất mà đã có số dư nợ để thanh toán số dư còn lại, sao kê thẻ tín dụng và gửi tiền vào thẻ tín dụng.
Thanh toán bằng Séc hoặc ủy nhiệm:
Đây là cách thanh toán dư nợ tín dụng được sử dụng rất hạn chế ở Việt Nam nhưng rất phổ biến đối với các nước phát triển. Việc này thanh toán bằng cách khách hàng ký Séc hoặc viết lệnh chuyển tiền đến ngân hàng để thanh toán dư nợ tín dụng còn lại.
Thanh toán bằng ghi nợ tự động:
Khách hàng cũng có thể đăng ký sử dụng dịch vụ trích nợ tự động từ ngân hàng. Khi đăng ký, khách hàng sẽ cung cấp thông tin về tài khoản thanh toán của mình. Ngân hàng sau đó sẽ tự động trích trực tiếp số tiền nợ từ tài khoản này và chuyển sang tài khoản thẻ tín dụng của khách hàng.
Thanh toán chuyển khoản từ tài khoản thẻ khác:
Để thanh toán dư nợ tín dụng, khách hàng có thể sử dụng các phương thức chuyển tiền từ tài khoản thanh toán của ngân hàng khác sang tài khoản thẻ tín dụng của mình. Khách hàng có thể thực hiện việc này tại các điểm giao dịch của ngân hàng, qua máy ATM hoặc thông qua các kênh ngân hàng điện tử.
Trên đây là toàn bộ những phương thức thanh toán dư nợ tín dụng để cho bạn tham khảo. Việc lựa chọn thanh toán dư nợ tín dụng phụ thuộc vào quyết định của mọi người để nhằm tiện lợi nhất khi thanh toán.
Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời nhất!
>>> Luật sư tư vấn miễn phí cách thanh toán nợ tín dụng ngân hàng. Gọi ngay: 1900.6174
Kiểm soát dư nợ tín dụng như thế nào?
Việc dư nợ tín dụng như chúng ta đã tìm hiểu ở trên gây nhiêu hậu quả khó lường khi dư nợ tín dụng. Như vậy, câu hỏi được nhiều người đặt ra và quan tâm là làm như thế nào để kiểm soát được nợ tín dụng để trách các rủi ro khi vay tín dụng ở các tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tài chính ngân hàng. Sau đây là những lưu ý cần thiết để kiểm soát dư nợ tín dụng của bạn:
– Cần phải nhớ rõ thời hạn thanh toán nợ của mình bằng cách thường xuyên vào kiểm tra liên quan đến các kỳ thanh toán của khoản nợ
– Điều quan trọng cần phải nắm rõ là các chính sách của tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức tài chính ngân hàng mà bạn đang vay về việc cơ cấu lại khoản nợ hoặc gia hạn thời gian vay nợ
– Cần kiểm soát tiêu dùng nhằm tránh mất khả năng chi trả
– Cần phải bảo mật thông tin thẻ tín dụng của mình để trách kẻ gian lợi dụng, chiếm tài sản của bạn. Khi dư nợ phát sinh từ thẻ tín dụng.
– Ngoài ra, các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính ngân hàng có những ưu đãi cho các khoản vay. Đây là điều cần thiết bạn cần chú ý để giúp các bạn được hưởng ưu đãi từ các tổ chức trên.
– Lưu ý đến các khoản phí thường niên, phí bảo quản, phí nợ thẻ của khoản vay
– Điều quan trọng nhất để trách các khoản dư nợ tín dụng là luôn thanh toán đúng hạn.
Đây là các cách kiểm soát dư nợ tín dụng để trách các rủi ro liên quan đến dư nợ tín dụng.
>>>Xem thêm: Nợ xấu có mở thẻ tín dụng được không?Cách xóa nợ xấu để mở thẻ tín dụng?
Có dư nợ tín dụng thì có được vay tại ngân hàng khác không?
Anh Bảo- Thành phố Hồ Chí Minh gửi đến câu hỏi cho Luật Thiên Mã thắc mắc như sau:
Chào Luật sư, tôi có dự nợ tín dụng ở một Ngân hàng A và còn phải trả một khoản tiền lớn mỗi tháng. Hiện tại, tôi muốn mở rộng kinh doanh sản xuất nên tôi có ý định vay một Ngân hàng khác để có thể đầu tư cho việc kinh doanh. Như vậy, trường hợp của tôi có thể vay được tại một ngân hàng khách hay không. Xin cảm ơn Luật sư.
Xin chào anh Bảo, đầu tiên xin cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Luật Thiên Mã liên quan đến việc dư nợ tín dụng.
Đối với việc dư nợ của bạn đã lưu giữ trên hệ thống CIC là 05 năm (Thông tư 03/2012/TT-NHNN). Điều này, gây ảnh hưởng trong việc khó khăn khi bạn muốn vay tín dụng ở một ngân hàng khác. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì việc vay tín dụng giữa các bên với nhau được thực hiện theo ý chí, nguyện vọng của các bên.
Như vậy, bạn muốn vay một ngân hàng khác để mở rộng kinh doanh sản xuất thì bạn cần phải đáp ứng được điều kiện sau đây:
– Trường hợp dư nợ tín dụng của bạn mà có tài sản bảo đảm và tài sản được đảm bảo này phải phụ thuộc vào hồ sơ vay của khách hàng và kết quả thẩm định hồ sơ được chấp thuận. Thì trường hợp này bạn có thể tiếp tục vay ở một ngân hàng khác.
– Nếu ngược lại tài sản bảo đảm của bạn không được chấp thuận thì không thể tiếp tục vay ở một ngân hàng khác.
– Đối việc bạn có nhiều tài sản bảo đảm và tài sản này chưa từng bị bảo đảm vay ở ngân hàng khác. Thì trường hợp này có thể vay ở ngân hàng khác nhưng phụ thuộc vào đánh giá là vẫn có khả năng chi trả.
– Nếu là khoản vay tín chấp thì có thể tiếp tục vay thêm nhưng cần có sự đồng ý của ngân hàng.
– Trường hợp có nợ xấu ở ngân hàng đầu tiên thì bên vay gần như không có cơ hội vay được ở ngân hàng khác.
Như vậy, việc muốn tiếp tục vay ở ngân hàng khác thì bạn cần phải đáp ứng được các yêu cầu trên đây để có thể tiếp tục vay ở một ngân hàng khác.
>>> Luật sư tư vấn miễn phí có dư nợ tín dụng thì vay ngân hàng như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174
Làm sao để biết còn dư nợ tín dụng?
Chị Hà – Đà Nẵng gửi đến câu hỏi cho Luật Thiên Mã thắc mắc như sau:
Xin chào Luật sư, tôi có vay một khoản nợ Ngân hàng với số tiền là 50 triệu đồng. Tuy nhiên, tôi đã không có khả năng chi trả hơn một năm nay. Luật sư cho tôi hỏi làm thế nào để tôi có thể biết được số dư nợ tín dụng của mình hơn một năm nay tôi đã không chi trả. Xin cảm ơn Luật sư.
Xin chào chị Hà, đầu tiên xin cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Luật Thiên Mã liên quan đến việc dư nợ tín dụng
Hiện nay, việc để biết bạn có dự nợ tín dụng không hoặc dư nợ tín dụng của mình bao nhiêu thì có thể kiểm tra bằng những cách sau đây:
Cách 1: Tra cứu qua hệ thống CIC
CIC là hệ thống được ghi nhận số dư nợ của khách hàng. Việc tra cứu trên hệ thống chỉ sử dụng thiết bị điện thoại thông minh hoặc có thể tải ứng dụng CIC để dễ dàng tra cứu hơn.
Cách 2: Hỏi thông tin trực tiếp từ các tổ tín dụng
Trường hợp bạn muốn biết bạn có dư nợ không hoặc muốn biết chi tiết số tiền dư nợ bao nhiêu thì có thể liên hệ trực tiếp lên các tổ chức tín dụng mà bạn có vay nợ tín dụng. Các tổ chức tín dụng sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho bạn.
Cách 3: Tự mình ghi chép, đối chiếu khoản vay
Đây là cách thông dụng nhất, dễ làm nhất và cũng là cách mà bên vay có thể quản lý được khoản vay của mình để có phương án trả nợ phù hợp.
Như vậy, trên đầy là những cách chúng tôi giúp bạn tra cứu được các khoản dư nợ của mình để cho bạn tham khảo.
>>>Luật Thiên Mã giải đáp miễn phí mọi vấn đề liên quan đến dư nợ tín dụng? Gọi ngay: 1900.6174
Trên đây là toàn bộ bài viết của chúng tôi về các nội dung liên quan đến chủ đề “dư nợ tín dụng là gì?” cùng với các vấn đề liên quan đến thanh toán, kiểm soát dư nợ tín dụng. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích, giúp các bạn có thể biết và hiểu rõ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Trách các trường hợp rủi ro về vấn đề pháp lý. Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Luật Thiên Mã qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời nhất! Với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ các bạn chính xác nhất về mặt pháp lý.