Đòi lại đất là việc mà người cho mượn đất phải thực hiện khi người mượn không tự nguyện trả lại. Vậy trường hợp tranh chấp này nên giải quyết như thế nào? Thủ tục hòa giải khi xảy ra tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật sẽ diễn ra như thế nào? v.v…
Đây là những câu hỏi mà chúng tôi thường gặp trong quá trình tư vấn, hỗ trợ khách hàng. Tất cả sẽ được Tổng đài Luật Thiên Mã giải đáp ngay sau đây. Để được chúng tôi tư vấn chuyên sâu và nhanh chóng, vui lòng gọi qua số hotline sau đây 1900.6174
>>>Luật sư tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý liên quan đến đòi đất . Gọi ngay 1900.6174
Anh Hùng ở Bình Phước gửi câu hỏi về cho luật sư như sau:
Xin chào luật sư!
Trước đây, ba mẹ tôi có cho chú tôi mượn 90 m2 đất và ở nhờ từ năm 2008, đến năm 2015 thì ba tôi qua đời. Năm 2020 gia đình tôi có đòi lại đất nhưng chú không muốn trả. Trên đất này, chú tôi đã xây dựng nhà kiên cố cũng như có trồng cây ăn trái trên đất. Vậy luật sư cho tôi hỏi liệu nhà tôi có đòi lại được đất hay không? Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đòi đất đai khi hòa giải không thành thuộc về cơ quan nào? v.v…
Sau khi nhận được câu hỏi gửi về của anh, Tổng đài Luật Thiên Mã 1900.6174 đã tập trung nghiên cứu và tìm hiểu các thông tin pháp luật mới nhất liên quan đến tranh chấp đất đai, cụ thể về việc đòi lại đất để đưa ra câu trả lời cho anh như sau:
Tranh chấp đòi lại đất là gì?
Tranh chấp đòi lại đất là việc mà khi chủ sử đất ban đầu hoặc của người thân họ muốn lấy lại đất đã được dịch chuyển sang cho người khác sử dụng vì các lý do khác nhau; hay một cá nhân nào đó chưa có đủ điều kiện để sử dụng đất nên đã nhờ người khác đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay còn được người dân gọi là sổ đỏ) nhưng hiện tại đã đủ điều kiện và muốn lấy lại phần đất đã nhờ đứng tên.
>>>Luật sư tư vấn miễn phí tranh chấp đòi đất là gì? Gọi ngay 1900.6174
Đòi lại đất thường gặp và hướng giải quyết
Căn cứ dựa theo quy định tại Điều 166 của Bộ luật Dân sự 2015 thì các chủ sở hữu hoàn toàn có quyền đòi lại tài sản mà mình đã cho người khác mượn hay ở nhờ. Cụ thể nội dung này nêu rõ:
- Các chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền được đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật.
Đối với những trường hợp như thế thì để đòi lại đất của mình thì các chủ sở hữu cần phải thông báo cho bên còn lại biết về việc sẽ lấy lại đất đó trong một khoảng thời gian hợp lý. Nếu như những người chiếm hữu, sử dụng tài sản hay người được lợi từ đất này vẫn không có thiện chí muốn trả lại đất đó, thì bên chủ sở hữu có thể gửi đơn lên Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc nộp đơn để khởi kiện lên Tòa án nhân dân để giải quyết các tranh chấp.
>>>Luật sư tư vấn miễn phí hướng giải quyết khi muốn đòi đất. Gọi ngay 1900.6174
Đòi lại đất khi người mượn không tự nguyện trả đất
Theo như quy định tại Điều 202 của Luật Đất đai 2013 sửa đổi bổ sung năm 2018, Nhà nước khuyến khích các bên trong tranh chấp liên quan đến vấn đề đất đai tự hòa giải tại cơ sở, nếu như không thể hòa giải được hoặc người mượn không chịu trả lại đất thì tiến hành gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất đang xảy ra tranh chấp để thực hiện việc hòa giải.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có trách nhiệm trong việc tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải này. Kết quả xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành vẫn phải được lập thành văn bản và có chữ ký xác nhận giữa các bên có liên quan đến tranh chấp.
Hồ sơ đề nghị hòa giải tranh chấp đất đai tại các Ủy ban nhân dân cấp xã bao gồm:
- Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai (theo mẫu quy định);
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ để xác minh nguồn gốc sử dụng đất hoặc các giấy tờ chứng minh khác như hợp đồng cho mượn đất (nếu như có).
Như vậy, đối với trường hợp người mượn không muốn tự nguyện trả lại đất thì sẽ được thông qua giải quyết tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
>>>Luật sư tư vấn miễn phí hồ sơ chuẩn bị để đòi đất khi người mượn không tự nguyện trả? Gọi ngay 1900.6174
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đòi đất đai khi hòa giải không thành?
Khi mà tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại các Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì sẽ được giải quyết theo quy định tại Điều 203, cụ thể như sau:
– Đối với các tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các giấy tờ được quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì sẽ do Tòa án nhân dân giải quyết;
– Đối với trường hợp các tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có bất kỳ loại giấy tờ nào nêu tại quy định của Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
- Nộp đơn yêu cầu giải quyết các tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 của Điều này;
- Khởi kiện tại các Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
– Đối với trường hợp các đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai sẽ được thực hiện như sau đây:
- Xảy ra tranh chấp giữa các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết này thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại các Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
- Trường hợp xảy ra tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, các cơ sở tôn giáo, người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại các Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
>>>Luật sư tư vấn miễn phí các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đòi đất. Gọi ngay 1900.6174
Đòi đất thông qua khởi kiện tại Tòa án khi người mượn đất không tự nguyện trả đất
Sau khi đã thực hiện việc hòa giải tại các Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất đang xảy ra tranh chấp nhưng vẫn không thành thì bên cho mượn đất có thể tiến hành thực hiện thủ tục khởi kiện người mượn đất đó tại Tòa án để giải quyết các tranh chấp nói trên.
Căn cứ theo như quy định tại điểm c khoản 1 Điều 39 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì bên yêu cầu khởi kiện có thể thực hiện việc nộp đơn khởi kiện tại các Tòa án nơi có bất động sản đang có tranh chấp. Hồ sơ để thực hiện việc khởi kiện tranh chấp đất đai này gồm có:
- Đơn khởi kiện (đúng theo mẫu quy định );
- Sổ đỏ của người khởi kiện hoặc các giấy tờ khác dùng để xác minh nguồn gốc sử dụng đất được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền;
- Giấy tờ tùy thân của những người có liên quan đến việc kiện;
- Các tài liệu, các chứng cứ kèm theo như hợp đồng cho mượn đất,…(nếu có)
Sau khi đã nhận được đơn khởi kiện, thẩm phán sẽ được phân công xem xét đơn khởi kiện và tiến hành các thủ tục thụ lý nếu như hồ sơ khởi kiện đã đầy đủ và hợp lệ. Người khởi kiện cần phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm theo giấy báo của Tòa án. Vụ án sẽ được thụ lý kể từ thời điểm Tòa án nhận được biên lai nộp tiền tạm ứng án phí từ người tiến hành khởi kiện. Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án, kể từ ngày thụ lý từ 04 tháng đến 06 tháng.
>>>Xem thêm: Cản trở quyền sử dụng đất của người khác bị xử phạt thế nào?
Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật là gì?
Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết các tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có trách nhiệm trong việc thực hiện các công việc như sau:
- Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc tranh chấp, thu thập các giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc của đất, quá trình sử dụng đất cũng như hiện trạng sử dụng đất;
- Thành lập một Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện việc hòa giải.
- Tổ chức cuộc họp hòa giải phải có sự tham gia của các bên tranh chấp, các thành viên của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và những người có quyền và lợi ích, nghĩa vụ liên quan. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đất đai đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì sẽ được coi là việc hòa giải không thành.
Kết quả của việc hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung cụ thể như: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự buổi hoà giải; tóm tắt các nội dung tranh chấp (theo như kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận được và không thỏa thuận được.
Biên bản hòa giải cần phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp phải có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia buổi hòa giải và phải có đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp một bản và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã một bản.
Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày thành lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về các nội dung khác với các nội dung đã được thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cần phải tổ chức lại cuộc họp Hội đồng.
>>>Xem thêm: Hòa giải tranh chấp đất đai có bắt buộc hòa giải không?
Trên đây là toàn bộ những nội dung đã được chúng tôi tổng hợp có liên quan đến “Đòi lại đất” cụ thể về các trường hợp đòi đất thường gặp và cách giải quyết, thủ tục của việc hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật, v.v…
Tất cả đã được chúng tôi cập nhật và thông tin mới nhất đến với các bạn. Tổng đài Luật Thiên Mã sẽ không ngừng cố gắng để kịp thời hỗ trợ, giải đáp các thắc mắc mà các bạn đang gặp phải. Nếu như có thêm bất kì câu hỏi nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline của Tổng đài 1900.6174