Luật thừa kế

Di chúc miệng có hiệu lực khi nào? Trường hợp nào bị loại bỏ?

Di chúc miệng có hiệu lực khi nào? Di chúc miệng được biết đến là một trong hai hình thức của di chúc được quy định trong Bộ luật dân sự. Cụ thể ghi chúc miệng được thể hiện thông qua lời nói trực tiếp của người để lại di chúc truyền đạt nguyện vọng của họ sau khi chết thì số tài sản của họ có được trong lúc họ còn sống sẽ được giải quyết như thế nào bao gồm các công việc như sẽ phân chia cho những ai thực hiện các chức năng chiếm hữu, sử dụng, quản lý hay ai sẽ thực hiện một nghĩa vụ thay họ. 

Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giải đáp tất cả thắc mắc về di chúc miệng. Để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn nhiệt tình từ phía chúng tôi về các vấn đề pháp luật, vui lòng gọi số hotline sau đây của Luật Thiên Mã 1900.6174.

>>>Luật sư giải đáp miễn phí về việc di chúc miệng có hiệu lực khi nào? Gọi ngay: 1900.6174

Di chúc miệng là gì?

Di chúc miệng (hay còn được gọi là di ngôn) là sự thể hiện ý chí bằng lời nói của người để lại di chúc nhằm chuyển các tài sản của mình cho những người còn sống sau khi người lập di chúc chết.

Thông thường di chúc miệng chỉ được thiết lập trong trường hợp không thể lập được di chúc bằng các văn bản, tức là trong trường hợp tính mạng của một người bị cái chết đe dọa và không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể sẽ lập di chúc bằng miệng.

Tuy nhiên để tránh các trường hợp những người muốn nhận di sản thừa kế của người mất lừa dối hay gian lận để nhằm không thể hiện đúng ý chí của người để lại di chúc nhằm chiếm đoạt các tài sản thì di chúc miệng cần phải đảm bảo các điều kiện được quy định trong Bộ luật dân sự thì mới phát sinh hiệu lực pháp luật, đó là những điều kiện để đảm bảo giá trị pháp lý của di chúc miệng.

di-chuc-mieng-co-hieu-luc-khi-nao-3

>>>Luật sư giải đáp miễn phí về việc di chúc miệng là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Di chúc miệng có hiệu lực khi nào?

Do di chúc miệng không phải là di chúc được lập bằng văn bản nên để di chúc miệng được coi là hợp pháp thì di chúc miệng cần phải đáp ứng được những điều kiện chung về di chúc hợp pháp cũng như các điều kiện riêng về tính hợp pháp của di chúc miệng. Cụ thể:

– Điều kiện di chúc thông thường hợp pháp được nêu tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 của Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể như sau:

  • Tình trạng, trạng thái tinh thần của người lập di chúc: Hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc đó.
  • Ý muốn chủ quan và ý chí của người lập di chúc: Người lập di chúc không bị lừa dối, đe doạ hay cưỡng ép lập di chúc.
  • Nội dung của di chúc: Nội dung của di chúc cần phải không vi phạm điều cấm của luật, bao gồm các nội dung chủ yếu như là: Ngày, tháng, năm lập; họ và tên và nơi cư trú của người lập di chúc và người hưởng di sản; di sản cùng nơi có di sản…
  • Hình thức của di chúc: Hình thức của di chúc không được trái luật. Di chúc không được viết tắt hoặc dùng các ký hiệu viết di chúc; nếu như nhiều trang thì cần phải đánh số thứ tự từng trang và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc; nếu như tẩy xoá thì chỗ tẩy xoá đó cần phải có chữ ký của người lập di chúc; người làm chứng ký tên bên cạnh chỗ tẩy xoá hay sửa chữa đó.

Ngoài ra, một số các lưu ý về hình thức áp dụng cho từng đối tượng cụ thể, đó là:

– Di chúc của người từ đủ 15 cho đến chưa đủ 18 tuổi: Lập thành văn bản, được cha, mẹ hoặc là người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

– Di chúc của người bị hạn chế về mặt thể chất/không biết chữ: Người làm chứng lập thành văn bản, phải có công chứng/chứng thực.

– Điều kiện để di chúc miệng được coi là hợp pháp được nêu tại khoản 5 Điều 630 của Bộ luật Dân sự năm 2015:

  • Có ít nhất là 02 người làm chứng.
  • Ngay sau khi người để lại di chúc thể hiện di chúc miệng thì những người làm chứng phải ghi chép lại, cùng ký tên/điểm chỉ vào văn bản ghi lại di chúc miệng này.
  • Trong thời gian 05 ngày làm việc, chữ ký/điểm chỉ của người làm chứng trên bản ghi chép này cần phải được công chứng hoặc là chứng thực.

di-chuc-mieng-co-hieu-luc-khi-nao-2

>>>Luật sư giải đáp miễn phí về hiệu lực của di chúc miệng? Gọi ngay: 1900.6174

Di chúc miệng có thể bị hủy bỏ trong trường hợp nào?

Nếu như đáp ứng đủ các điều kiện vừa nêu trên, di chúc miệng sẽ được coi là hợp pháp và những người có tên trong di chúc sẽ được quyền phân chia tài sản thừa kế theo di chúc. Tuy nhiên, có trường hợp di chúc miệng dù hợp pháp thì vẫn có thể bị hủy bỏ.

Theo như quy định tại khoản 2 Điều 629 của Bộ luật Dân sự 2015, sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc vẫn còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng đó mặc nhiên bị hủy bỏ.

Như vậy, trong các trường hợp di chúc miệng bị hủy bỏ nêu trên, để thể hiện các nguyện vọng của mình về việc phân chia tài sản sau khi chết, cá nhân cần phải lập di chúc bằng văn bản.

Riêng về người làm chứng, căn cứ theo quy định tại Điều 632 Bộ luật Dân sự, những người sau đây không được làm chứng cho việc lập di chúc:

  • Người thừa kế của người lập di chúc;
  • Người có các quyền và nghĩa vụ tài sản liên quan đến nội dung của di chúc;
  • Người chưa thành niên hay người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn về mặt nhận thức, làm chủ hành vi.

Như vậy, nếu như để những người này làm chứng khi lập di chúc miệng, di chúc miệng cũng sẽ không được công nhận về mặt pháp lý.

>>>Luật sư giải đáp miễn phí về trường hợp hủy bỏ di chúc miệng? Gọi ngay: 1900.6174

Chia thừa kế trong trường hợp di chúc không hợp pháp như thế nào?

Di chúc được hiểu là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm mục đích chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc có thể sẽ được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức miệng.

Về hình thức di chúc miệng được lập trong trường hợp là tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc có nguyên nhân khác.

Theo như quy định của pháp luật, đối với di chúc miệng, thì phải có ít nhất là 02 người làm chứng và ngay sau đó cần phải ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ và đem đi công chứng, chứng thực.

Căn cứ theo như quy định tại khoản 1 Điều 650 của Bộ luật dân sự 2015 về những trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:

  • Không có di chúc;
  • Di chúc để lại không hợp pháp;”

Như vậy, căn cứ theo quy định tại Điểm b Khoản 1 nêu trên, do di chúc miệng không hợp pháp, nên Tòa án sẽ tiến hành chia thừa kế theo như quy định của pháp luật.

di-chuc-mieng-co-hieu-luc-khi-nao-1

>>>Xem thêm: Người thừa kế không phụ thuộc di chúc là ai – Điều kiện để được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

Mẫu di chúc hợp pháp 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

DI CHÚC

Hôm nay, ngày tháng năm 20…, vào lúc 8 giờ 30 phút, tại số 5 đường Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

Họ và tên tôi là: NGUYỄN VĂN B

Sinh Ngày:

CMTND số 

HKTT:

Chỗ ở hiện tại

Trong trạng thái tinh thần minh mẫn, sáng suốt, tôi lập di chúc với các nội dung sau

  1. Danh sách tài sản thừa kế tôi để lại bao gồm:

– Quyền sử dụng đất căn nhà số 05 đường Định Công ,… theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số …. do Sở tài nguyên môi trường thành phố Hà Nội cấp ngày 01/01/2018.

– Tiền gửi tích kiệm tại ngân hàng Vietcombank theo sổ tích kiệm số ….

– Liệt kê chi tiết các loại tài sản để lại.

  1. Danh sách người hưởng thừa kế và phần di sản được hưởng

Nay tôi lập Di chúc để định đoạt tài sản của tôi sau khi tôi qua đời như sau:

2.1. Người hưởng di sản số 1:

Họ và tên Ông (Bà): NGUYỄN VĂN C

Sinh Ngày:

CMTND số 

HKTT:

Chỗ ở hiện tại

Giá trị di sản và loại di sản được hưởng:  

2.2. Người hưởng di sản số 2:

Họ và tên Ông (Bà): NGUYỄN THỊ D

Sinh Ngày:

CMTND số 

HKTT:

Chỗ ở hiện tại

Giá trị di sản và loại di sản được hưởng:  

  1. Người thừa kế thực hiện nghĩa vụ

ông NGUYỄN VĂN C có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ số tiền 500.000.000đ tôi đang vay của Bà TRẦN THỊ E (CMTND số: …., HKTT/chỗ ở hiện tại: ….) cùng thời điểm khai nhận di sản thừa kế đã nêu tại di chúc.

  1. Lập di chúc thay thế cho bản di chúc số 01 ngày  tháng  năm 20… tại ….. (Trường hợp đây là lần lập di chúc đầu tiên thì bỏ qua nội dung này).

III. Danh sách người làm chứng (Nếu không có người làm chứng thì bỏ qua nội dung này)

Làm chứng cho việc lập di chúc có:

  1. Họ và tên

Địa chỉ:

  1. Họ và tên:

Địa chỉ

Di chúc được lập thành 05 bản gốc có giá trị pháp lý như nhau.

Hà Nội, ngày   tháng  năm 20…

                        XÁC NHẬN LÀM CHỨNG                                                                            NGƯỜI LẬP DI CHÚC

>>>Xem thêm: Thủ tục lập di chúc đúng pháp luật – Phí thuê luật sư lập di chúc

Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về “Di chúc miệng có hiệu lực khi nào” đã được chúng tôi tìm hiểu, tổng hợp để gửi đến các bạn, cụ thể quy định của pháp luật về các vấn đề như di chúc miệng có hiệu lực khi nào? Di chúc miệng không hợp pháp thì chia di sản thừa kế thế nào? v.v…

Nếu như còn thắc mắc nào liên quan đến các vấn đề trên xin mời quý bạn đọc tiếp tục gửi câu hỏi về cho chúng tôi hoặc liên hệ số hotline sau đây 1900.6174 của Tổng đài Luật Thiên Mã để được hỗ trợ một cách nhanh nhất có thể. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều hơn nữa sự tin tưởng cũng như các ý kiến đóng góp của quý bạn đọc trong tương lai.

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7