Di chúc không hợp pháp là gì? Khi muốn để lại di sản của mình cho người khác sau khi mất đi, nhiều người đã lập di chúc. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau có không ít các trường hợp di chúc không hợp pháp. Vậy trường hợp nào di chúc bị coi là không hợp pháp? Pháp luật quy định như thế nào về di chúc không hợp pháp? v.v…
Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giải đáp tất cả thắc mắc vừa nêu trên. Để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn nhiệt tình từ phía chúng tôi về các vấn đề pháp luật, vui lòng gọi số hotline sau đây của Luật Thiên Mã 1900.6174.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí di chúc không hợp pháp là gì? Gọi ngay: 1900.6174
Tình huống:
Xin chào luật sư! Tôi tên Hồng đến từ Kiên Giang xin trình bày vấn đề của mình như sau: Mẹ tôi mất có để lại di chúc thừa kế phân chia tài sản. Tuy nhiên cơ quan thẩm quyền không công nhận bản di chúc của mẹ tôi để lại vì lí do di chúc không đảm bảo được các điều kiện về mặt hình thức.
Vậy luật sư cho tôi hỏi, cụ thể di chúc không hợp pháp trong trường hợp nào? đối với di chúc không hợp pháp thì chia di sản như thế nào? v.v…
Chúng tôi đã ghi nhận câu hỏi của bạn, cảm ơn bạn vì đã tin tưởng gửi câu hỏi về cho Tổng đài Luật Thiên Mã 1900.6174, về vấn đề của bạn sau khi tìm hiểu quy định pháp luật hiện hành về di chúc không hợp pháp, chúng tôi xin đưa ra lời giải đáp như sau:
Di chúc không hợp pháp là gì?
Hiện nay, pháp luật nước ta không có quy định cụ thể nào về khái niệm di chúc không hợp pháp. Theo cách hiểu thông thường thì di chúc không hợp pháp có thể được hiểu sơ khai nhất là di chúc được các cá nhân lập ra để phân chia di sản thừa kế sau khi cá nhân này chết, nhưng bản di chúc này không đáp ứng được đầy đủ những điều kiện, yêu cầu nhất định để trở thành một bản di chúc hợp pháp theo như quy định của bộ luật dân sự 2015.
Di chúc được xác định là không hợp pháp khi:
– Người lập di chúc không còn sự minh mẫn, sự sáng suốt trong khi lập di chúc; bản di chúc được lập ra khi người lập di chúc bị lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép;
– Nội dung của di chúc vi phạm vào các điều cấm của luật hoặc bản di chúc này có những nội dung trái với đạo đức xã hội; hình thức di chúc trái với các quy định của pháp luật hiện hành.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí cách xác định di chúc không hợp pháp là gì? Gọi ngay: 1900.6174
Quy định về di chúc không hợp pháp
Lập di chúc trái luật:
– Di chúc vô hiệu khi mà người lập di chúc không có năng lực chủ thể để lập di chúc,
+ Người lập di chúc phải là một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Một chủ thể được coi là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ khi đạt đến độ tuổi nhất định: Từ đủ 18 tuổi trở lên không bị mắc các bệnh làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi (Theo như quy định tại Điều 20,22,24 của Bộ luật dân sự 2015).
Như vậy nếu như các chủ thể lập di chúc mà không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì di chúc đó sẽ vô hiệu;
+ Người lập di chúc mà dưới 15 tuổi lập di chúc; người lập di chúc là người từ 15 tuổi cho đến dưới 18 tuổi lập di chúc nhưng không được sự đồng ý của bố, mẹ hay người giám hộ sẽ dẫn đến di chúc đó vô hiệu.
– Di chúc vô hiệu nếu như khi lập di chúc người lập di chúc không còn minh mẫn, sáng suốt, bị lừa dối, đe dọa.
– Di chúc vô hiệu khi các nội dung, mục đích của di chúc vi phạm vào các điều cấm của pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội
Nội dung của di chúc không được trái với các điều cấm của pháp luật – Di chúc vô hiệu khi không tuân thủ đúng các điều kiện về mặt hình thức mà pháp luật đã quy định
Pháp luật dân sự có quy định về các hình thức bắt buộc đối với từng chủ thể lập di chúc nhất định. Nếu như không tuân thủ điều kiện có hiệu lực về hình thức thì di chúc đó sẽ vô hiệu, cụ thể như sau:
+ Di chúc của người từ 15 tuổi cho đến dưới 18 tuổi không được lập thành văn bản đã quy định tại khoản 2 Điều 630 của Bộ luật dân sự 2015;
+ Di chúc của người bị hạn chế về mặt thể chất hoặc của những người không biết chữ không có người làm chứng hoặc không lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực theo như quy định tại khoản 3 Điều 630 của Bộ luật dân sự 2015.
+ Di chúc định đoạt di sản là quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất không được công chứng, chứng thực theo như quy định tại khoản 4 Điều 630 của Bộ luật dân sự 2015.
Việc áp dụng di chúc không còn phù hợp với thực tế:
– Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc là chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
– Các cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế đó.
Trường hợp có nhiều người thừa kế theo như di chúc mà có người chết trước hoặc là chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều các cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo như di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến các cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
– Di chúc không có hiệu lực, nếu như di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu như di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn sẽ có hiệu lực.
– Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó mới không có hiệu lực.
– Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng mới được xem là có hiệu lực.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí về quy định di chúc không hợp pháp. Gọi ngay: 1900.6174
Di chúc không hợp pháp trong trường hợp nào?
Di chúc thông thường hợp pháp được nêu tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 của Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể như sau:
– Tình trạng, trạng thái tinh thần của người lập di chúc: Hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc đó.
– Ý muốn chủ quan và ý chí của người lập di chúc: Người lập di chúc không bị lừa dối, đe doạ hay cưỡng ép lập di chúc.
– Nội dung của di chúc: Nội dung của di chúc cần phải không vi phạm điều cấm của luật, bao gồm các nội dung chủ yếu như là: Ngày, tháng, năm lập; họ và tên và nơi cư trú của người lập di chúc và người hưởng di sản; di sản cùng nơi có di sản…
– Hình thức của di chúc: Hình thức của di chúc không được trái luật. Di chúc không được viết tắt hoặc dùng các ký hiệu viết di chúc; nếu như nhiều trang thì cần phải đánh số thứ tự từng trang và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc; nếu như tẩy xoá thì chỗ tẩy xoá đó cần phải có chữ ký của người lập di chúc; người làm chứng ký tên bên cạnh chỗ tẩy xoá hay sửa chữa đó.
Ngoài ra, một số các lưu ý về hình thức áp dụng cho từng đối tượng cụ thể, đó là:
– Di chúc của người từ đủ 15 cho đến chưa đủ 18 tuổi: Lập thành văn bản, được cha, mẹ hoặc là người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
– Di chúc của người bị hạn chế về mặt thể chất/không biết chữ: Người làm chứng lập thành văn bản, phải có công chứng/chứng thực.
Như vậy, khi không đáp ứng được đầy đủ các điều kiện đã liệt kê ở trên thì di chúc của một người sẽ bị coi là di chúc không hợp pháp.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí về trường hợp di chúc không hợp pháp? Gọi ngay: 1900.6174
Di chúc không hợp pháp, chia di sản thế nào?
Di chúc được hiểu là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm mục đích chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc có thể sẽ được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức miệng.
Căn cứ theo như quy định tại khoản 1 Điều 650 của Bộ luật dân sự 2015 về những trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:
– Không có di chúc;
– Di chúc để lại không hợp pháp;”
Như vậy, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 vừa nêu trên, di chúc để lại không hợp pháp thì Tòa án sẽ tiến hành chia thừa kế theo như quy định của pháp luật.
>>>Xem thêm: Di chúc hợp pháp cần những điều kiện gì? Hình thức di chúc hợp pháp
Hậu quả pháp lý của di chúc không hợp pháp
Theo như quy định của pháp luật thì các di chúc không hợp pháp sẽ bị coi là vô hiệu từ thời điểm di chúc được xác lập. Di chúc vô hiệu theo như quy định của bộ luật Dân sự hiện hành thì sẽ không làm phát sinh hiệu lực pháp luật của di chúc. Việc tuyên bố di chúc được lập không hợp pháp và vô hiệu thuộc thẩm quyền của các Tòa án, trừ những trường hợp di chúc đó đương nhiên vô hiệu.
Thường thì theo như quy định của pháp luật các phần di sản, tài sản có liên quan đến phần di chúc vô hiệu sẽ được chia thừa kế theo như quy định của pháp luật, trừ các trường hợp phần di sản đó bị tịch thu do nội dung của di chúc vi phạm pháp luật, như chỉ định các tổ chức phản động hưởng di sản hoặc di sản được để lại cho những người thừa kế sử dụng vào các mục đích trái với pháp luật (như là sử dụng cho mục đích khủng bố, buôn lậu, chứa mại dâm, tổ chức đánh bạc…).
>>>Xem thêm: Di chúc ghi âm có hợp pháp không? Quy định pháp luật như thế nào?
Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về “Di chúc không hợp pháp là gì?” đã được chúng tôi tìm hiểu, tổng hợp để gửi đến các bạn, cụ thể quy định của pháp luật về các vấn đề như di chúc không hợp pháp trong những trường hợp nào? Quy định về di chúc không hợp pháp? v.v…
Nếu như còn thắc mắc nào liên quan đến các vấn đề trên xin mời quý bạn đọc tiếp tục gửi câu hỏi về cho chúng tôi hoặc liên hệ số hotline sau đây 1900.6174 của Tổng đài Luật Thiên Mã để được hỗ trợ một cách nhanh nhất có thể. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều hơn nữa sự tin tưởng cũng như các ý kiến đóng góp của quý bạn đọc trong tương lai.