Di chúc có điều kiện không được chuyển nhượng? Về cơ bản, di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc về việc định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp người lập di chúc muốn giữ lại tài sản của mình và đặt ra yêu cầu trong di chúc là không được phép thực hiện các giao dịch liên quan đến di sản thừa kế vì nhiều lý do khác nhau. Vậy, di chúc có điều kiện không được chuyển nhượng có hợp pháp hay không? Người thừa kế phải đáp ứng những điều kiện gì để được hưởng di sản thừa kế? ….
Qua bài viết dưới đây, Luật Thiên Mã sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc liên quan đến vấn đề “Di chúc có điều kiện không được chuyển nhượng” qua việc phân tích các quy định pháp luật liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nội dung của bài viết và các quy định pháp luật liên quan, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí Di chúc có điều kiện không được chuyển nhượng? Gọi ngay: 1900.6174
Trả lời: Chào anh! Cảm ơn anh đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho chúng tôi. Đối với câu hỏi của anh, chúng tôi tư vấn như sau:
Điều kiện có hiệu lực của di chúc là gì?
Theo quy định hiện nay, di chúc được lập từ thời điểm người lập di chúc còn sống và di chúc có hiệu lực pháp luật tại thời điểm người lập di chúc chết. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu lực pháp luật, di chúc phải đáp ứng các điều kiện về di chúc hợp pháp được quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể là những điều kiện sau đây:
– Người lập di chúc khi lập di chúc phải đang trong tình trạng minh mẫn, sáng suốt. Đồng thời, việc lập di chúc phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, không bị lừa đối, cưỡng ép, đe dọa (1);
– Nội dung của di chúc không được vi phạm các điều mà pháp luật cấm, không trái với các chuẩn mực đạo đức xã hội (2);
– Hình thức của di chúc phải tuân theo các quy định pháp luật về hình thức di chúc (3).
– Người lập di chúc là cá nhân từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi thì di chúc của cá nhân này buộc phải lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ của người lập di chúc đồng ý về việc lập di chúc.
– Người lập di chúc là người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ thì di chúc phải do người làm chứng di chúc lập và được chứng thực hoặ công chứng theo quy định pháp luật.
– Đối với di chúc miệng, di chúc miệng chỉ hợp pháp khi đáp ứng những điều kiện như sau:
+ Người lập di chúc miệng phải thể hiện ý chí cuối cùng của mình về việc định đoạt tài sản của mình bằng lời nói trước sự chứng kiến của ít nhất hai người làm chứng. Người làm chứng cho việc lập di chúc miệng phải đáp ứng các điều kiện về người làm chứng được quy định tại Điều 632 Bộ luật Dân sự 2015.
+ Ngay sau khi người lập di chúc thể hiện ý chí của mình bằng lời nói, người làm chứng phải ghi chép lại và ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản đó.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi ghi chép lại ý chí định đoạt tài sản của người lập di chúc, văn bản đó phải được cá nhân, cơ quan có thẩm quyền/ chức năng (công chứng viện hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền) công chứng/ chứng thực và xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng theo quy định pháp luật.
Lưu ý: Di chúc bằng văn bản không có công chứng hoặc chứng thực chỉ hợp pháp khi có đủ các điều kiện (1), (2) và (3) nêu trên.
>>> Xem thêm: Di chúc bằng văn bản có chứng thực tại UBND xã mới nhất
Di chúc có điều kiện không được chuyển nhượng có hợp pháp không?
Như trên đã phân tích về các điều kiện của di chúc hợp pháp, trong những điều kiện này không có điều kiện cấm về việc di chúc yêu cầy không được chuyển nhượng tài sản (là bất động sản). Tuy nhiên, việc này có hợp pháp không thì phải dựa vào nội dung cụ thể của di chúc.
Thứ nhất, nếu trong trường hợp người lập di chúc yêu cầu di sản mà mình để lại được phục vụ cho việc thờ cúng mà không được phép chuyển nhượng hay thực hiện những giao dịch khác liên quan đến tài sản thì được coi là di chúc hợp pháp. Đồng thời, người thừa kế cũng không có quyền chuyển nhượng hay đem tài sản này vào các giao dịch.
Bởi lẽ, theo quy định tại Khoản 1 Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 cho phép người lập di chúc để lại một phần di sản của mình để phục vụ cho việc thờ cúng. Đồng thời, phần di sản này sẽ được giao cho một cá nhân quản lý (có thể do người lập di chúc chỉ định hoặc do các người thừa kế thỏa thuận) và di sản phục vụ cho việc thờ cúng không được phép chia thừa kế. Điều này đồng nghĩa với việc di sản này cũng không được phép chuyển nhượng cũng như đưa vào các giao dịch khác.
Thứ hai, nếu trong trường hợp người lập di chúc chia di sản thừa kế cho người thừa kế và kèm theo điều kiện không được phép chuyển nhượng hoặc thực hiện các giao khác đối với phần di sản này.
Về mặt lý thuyết, tại Khoản 4 Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc hoàn toàn có quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản thừa kế. Do đó, khi người lập di chúc cho phép người thừa kế hưởng di sản và đồng thời không được thực hiện chuyển nhượng cũng như các giao dịch khác liên quan đến di sản thừa kế thì người thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ theo chỉ định của người lập di chúc.
Tuy nhiên, trên thực tế, sau khi cho người thừa kế được hưởng di sản, tức là, người thừa kế đã trở thành chủ sở hữu mới đối với phần di sản thừa kế. Do đó họ có quyền thực hiện việc chuyển nhượng cũng như các giao dịch khác liên quan đến tài sản thuộc sở hữu của mình. Vì vậy, trong trường hợp này rất khó kiểm soát việc chuyển nhượng này, trừ trong trường hợp xảy ra tranh chấp do có người yêu cầu thực hiện nghĩa vụ không được chuyển nhượng theo di chúc thì mới có thể hạn chế.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí Di chúc có điều kiện không được chuyển nhượng? Gọi ngay: 1900.6174
Di chúc để lại nhà đất với điều kiện được ở nhưng không được bán có được không?
Như trên đã phân tích, di chúc là văn bản ghi nhận ý chí của người lập di chúc về việc định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Do đó, việc người lập di chúc để lại di chúc là nhà, đất với điều kiện được ở nhưng không được bán vẫn phù hợp với quy định pháp luật. Khi lập di chúc với nội dung này, người lập di chúc có thể chọn một trong hai cách sau:
Cách 1: Để lại di sản là nhà đất để làm nơi thờ, cúng
Trong trường hợp này, người lập di chúc có thể lập di chúc với nội dung để lại tài sản là nhà, đất hoặc các bất động sản khác làm nơi thờ cúng. Đồng thời, chỉ định người quản lý di sản (là người mà người lập di chúc muốn cho ở trên đất) và cho phép họ có quyền ở trên nhà, đất đó. Lúc ngày, người quản lý di sản chỉ có quyền ở trên đất mà không có quyền bán nhà, đất đó.
Đối với cách làm này, việc chuyển nhượng nhà, đất sau khi người lập di chúc mất rất khó thực hiện vì pháp luật dân sự đã hạn chế về việc phân chia, giao dịch đối với di sản được sử dụng vào mục đích thờ cúng. Bên cạnh đó, người được chỉ định là người quản lý di sản cũng chỉ có quyền quản lý và ở trên đất mà không có quyền của người sử dụng đất hay quyền sở hữu nhà ở để thực hiện việc bán nhà, đất.
Cách 2: Cho người thừa kế hưởng di sản đồng thời đặt ra nghĩa vụ yêu cầu họ không được bán tài sản này
Như phân trên đã phân tích, người lập di chúc hoàn toàn có thể cho bất kỳ người nào hưởng di sản của mình là nhà, đất cũng như bất động sản khác và yêu cầu họ không được bán di sản này. Tuy nhiên, để kiểm soát việc này rất khó khăn. Bởi lẽ, trên thực tế, khi người lập di chúc chết, người thừa kế sẽ được hưởng di sản theo nội dung di chúc.
Đối với tài sản là nhà, đất hoặc các bất động sản khác, người thừa kế sẽ làm thủ tục đăng ký biến động đất đai và kể từ thời điểm đăng ký, người thừa kế sẽ là người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở nên họ có quyền định đoạt tài sản này. Bên cạnh đó, khi thực hiện các giao dịch về nhà đất, hầu hết các bên chỉ quan tâm tới người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tình trạng hôn nhân của người đứng tên trên Giấy chứng nhận (để xác định xem là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng) mà rất ít ai quan tâm đến di chúc.
Việc này chỉ bị hạn chế khi có người yêu cầu thực hiện nội dung di chúc (không được bán nhà, đất) mà thôi. Nhưng, nếu tài sản này đã được chuyển nhượng qua nhiều người thì việc đòi lại tài sản rất khó có thể thực hiện.
>>> Xem thêm: Lập di chúc để lại tài sản cho con được thực hiện như thế nào?
Điều kiện về di sản và người hưởng di sản hiện nay ra sao?
Đối với di sản: Di sản để thực hiện thừa kế được người lập di chúc nêu trong di chúc phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Nếu di sản để thừa kế không còn tồn tại thì phân di chúc liên quan đến di sản không còn tồn tại đó sẽ bị vô hiệu.
Đối với người thừa kế: Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế như sau:
– Đối với cá nhân là người thừa kế: Cá nhân phải còn sống tại thời điểm mở thừa kế. Nếu người hưởng thừa kế là thai nhi thì phải được sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế và phải thành thai trước khi người lập di chúc chết.
– Đối với cơ quan, tổ chức là người thừa kế: Cơ quan, tổ chức phải còn tồn tại tại thời điểm mở thừa kế.
Như vậy, hiện nay, pháp luật dân sự không có quy định hạn chế về việc người lập di chúc định đoạt di sản của mình đồng thời yêu cầu người thừa kế không được phép đem di sản thừa kế vào các giao dịch. Để thực hiện điều này, người lập di chúc có thể lập di chúc với nội dung để lại tài sản của mình phục vụ cho việc thờ cúng hoặc yêu cầu người hưởng thừa kế không được đem di sản thừa kế vào các giao dịch
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí Di chúc có điều kiện không được chuyển nhượng? Gọi ngay: 1900.6174
Trên đây là một số nội dung tư vấn của Luật Thiên Mã về vấn đề “Di chúc có điều kiện không được chuyển nhượng” là những câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu bài viết và các vấn đề pháp lý có liên quan, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.