Đền bù đất làm đường là gì? Hiện nay, hệ thống giao thông như cầu đường đã xuống cấp trầm trọng ở các địa phương gây ra nhiều cản trở và nguy hiểm đến tính mạng của con người. Nhận thấy được điều này nên trong những tháng đầu năm thì việc tu bổ cầu đường được địa phương các cấp quan tâm hàng đầu và đề ra những phương án thu hồi đất.
Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các vấn đề cụ thể xung quanh việc đền bù đất làm đường như nguyên tắc đền bù đất? Quy trình thu hồi đất như thế nào?,… Nếu các bạn vẫn còn những nội dung thắc mắc liên quan đến vấn đề này thì hãy liên hệ ngay với Luật Thiên Mã theo số điện thoại 1900 6174 để được tư vấn một cách nhanh chóng.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí nguyên tác đề bù đất để làm đường là gì? Gọi ngay: 1900.6174
Đền bù đất làm đường là gì?
Thuật ngữ đền bù được sử dụng khá phổ biến trong đời sống hiện nay đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai. Khi nhắc đến đền bù thì người ta thường nhắc đến đền bù đất để làm đường, đền bù đất khi Nhà nước thu hồi đất. Hiểu một cách đơn giản thì đền bù có nghĩa là hoàn trả lại giá trị tương xứng với công lao, giá trị mà người khác bỏ ra.
Hiện nay, Luật Đất đai 2013 đã dùng thuật ngữ bồi thường thay cho đền bù. Thuật ngữ đền bù được sử dụng trong Luật sửa đổi một số điều của Luật Đất đai năm 1998, tuy nhiên hiện nay thì không còn được sử dụng. Giữa hai thuật ngữ bồi thường và đền bù nhìn chung thì có nhiều điểm tương đồng như đều là việc Nhà nước hoàn trả lại giá trị cho người sử dụng đất khi thu hồi đất.
Từ định nghĩa đền bù thì ta có thể hiểu đền bù đất để làm đường như sau: Đền bù đất để làm đường là việc Nhà nước hoàn trả lại các giá trị tương xứng cho người sử dụng đất khi thu hồi đất để làm đường.
>>> Xem thêm: Hạch toán thuế đất phi nông nghiệp theo quy định Luật Đất đai 2013
Những hình thức đền bù khi bị nhà nước thu hồi đất để làm đường?
Dựa trên quy định của pháp luật hiện hành thì hiện nay có 02 hình thức đền bù đất phổ biến được áp dụng khi Nhà nước thu hồi đất để làm đường:
– Đền bù bằng đất: căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật Đất đai 2013 thì nếu người sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất và có đầy đủ các điều kiện để được hưởng đền bù thì sẽ được đền bù bằng đất. Nhà nước sẽ giao đất có cùng mục đích với loại được thu hồi cho người sử dụng đất.
– Đền bù bằng tiền: trường hợp nếu không có đất cùng mục đích để đền bù cho người sử dụng đất thì Nhà nước sẽ tiến hành đền bù bằng tiền. Hình thức này được áp dụng phổ biến đối với việc thu hồi đất nông nghiệp.
Như vậy, có 02 hình thức đền bù đất hiện nay. Trong đó hình thức đền bù bằng tiền được sử dụng phổ biến ở hầu hết các địa phương khi Nhà nước thu hồi đất để làm đường.
>>> Những hình thức đền bù khi bị nhà nước thu hồi đất để làm đường? Gọi ngay: 1900.6174
Nguyên tắc đền bù đất làm đường?
Việc đền bù đất làm đường phải tuân theo nguyên tắc sau:
Trường hợp người sử dụng đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc có đầy đủ các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì sẽ được đền bù bằng việc Nhà nước giao đất có cùng mục đích với đất bị thu hồi cho người dân. Nếu không đền bù được bằng việc giao đất có cùng mục đích thì sẽ đền bù bằng tiền cho người sử dụng đất.
Bên cạnh đó, trường hợp Nhà nước đền bù bằng cách giao đất mới hoặc giao đất ở tái định cư hoặc nhà ở tái định cư nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch sẽ được thanh toán bằng tiền.
Như vậy, nguyên tắc đền bù đất để làm đường được pháp luật quy định rất chi tiết và cụ thể. Ngoài việc đền bù bằng đất hoặc tiền thì người sử dụng đất còn nhận được các chi phí hỗ trợ khác như chi phí di chuyển, chi phí tái định cư.
>>> Nguyên tắc đền bù đất để làm đường? Gọi ngay: 1900.6174
Quy trình thu hồi đất làm đường
Việc Nhà nước thu hồi đất của người dân để làm đường phải được thực hiện theo một trình tự, thủ tục nhất định. Cụ thể như sau:
Bước 1: Thông báo thu hồi đất làm đường cho người sử dụng đất
Đây là bước quan trọng trước khi thu hồi đất. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thông báo cho người sử dụng đất có đất bị thu hồi để làm đường trước khi thu hồi đất.
Cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất làm đường có thể là Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh tùy vào từng trường hợp.
Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền thu hồi đất làm đường trong trường hợp người sử dụng đất là công dân, tổ chức, cộng đồng dân cư mang quốc tịch Việt Nam. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân huyện còn có thẩm quyền thu hồi đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong một số trường hợp.
Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền thu hồi đất làm đường trong những trường hợp mang tính phức tạp hơn như thu hồi đất của tổ chức tôn giáo người Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao tại Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
>>> Xem thêm: Đất phi nông nghiệp có được xây nhà không theo quy định Luật Đất đai 2013?
Bước 2: Tiến hành kiểm kê đất đai, tài sản trước khi thu hồi đất để làm đường
Sau khi nhận được thông báo thu hồi đất thì người sử dụng đất có đất bị thu hồi để làm đường phải tiến hành phối hợp với cơ quan chức năng để thực hiện đo đạc, kiểm tra tài sản trên đất. Việc này nhằm mục đích xây dựng phương án đền bù đất để làm đường cho người sử dụng đất một cách chính xác và hợp lý, bảo đảm được quyền lợi của người sử dụng đất.
Bước 3: Xây dựng, thẩm định phương án đền bù đất để làm đường cho người sử dụng đất.
Sau khi tiến hành đo đạc, kiểm kê đất đai và tài sản trên đất thì đơn vị được Ủy ban nhân dân chỉ được tiến hành xây dựng phương án đền bù đất để làm đường. Sau khi phương án đền bù đất để làm đường được xây dựng xong thì cần phải trình Ủy ban nhân dân để xin ý kiến và phải công khai phương án này cho người dân để tổ chức lấy ý kiến của người dân.
Bước 4: Công khai phương án đền bù đất làm đường cho người sử dụng đất.
Trong trường hợp này thì Ủy ban nhân dân địa phương sẽ là cơ quan có thẩm quyền công khai phương án đền bù đất để làm đường cho người sử dụng đất được biết. Trong quyết định đền bù đất để làm đường được công khai sẽ bao gồm các nội dung như mức đền bù, cách thức đền bù, thời gian chi trả đền bù cho người sử dụng đất,…
Bước 5: Tiến hành chi trả tiền đền bù đất làm đường cho người sử dụng đất.
Cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện việc chi trả tiền cho người sử dụng đất. Trường hợp nếu việc chi trả được thực hiện chậm thì ngoài số tiền đền bù phải trả thì cơ quan còn phải chi trả thêm khoản tiền được tính trên mức chậm trả.
Trường hợp nếu người sử dụng đất không nhận số tiền đền bù đất để làm đường thì số tiền này sẽ được gửi vào tài khoản tạm giữ của kho bạc nhà nước ở địa phương.
Trên đây là quy trình cần phải thực hiện khi tiến hành thu hồi đất làm đường. Cơ quan chức năng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình trên, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
>>> Quy trình thu hồi đất để làm đường? Gọi ngay: 1900.6174
Căn cứ xác định giá đất đền bù làm đường
Hiện nay, chưa có một văn bản nào quy định cụ thể về mức giá đền bù đất để làm đường. Theo đó, mức đền bù đất để làm đường do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định tại thời điểm thu hồi đất.
Việc xác định giá đất đền bù phải dựa trên sự thu thập thông tin về giá đất thị trường, tỷ giá thị trường và các yếu tố khác trước khi quyết định mức giá đền bù.
Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ tiến hành thành lập Hội đồng thẩm định giá, trong đó Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh sẽ làm Chủ tịch hội đồng. Việc thẩm định giá được thực hiện một cách khách quan, công bằng theo đúng quy định của pháp luật.
Một trong những lưu ý đối với việc xác định giá đền bù đất để làm đường là người sử dụng đất không được thỏa thuận mức giá đền bù. Mức giá đền bù được Ủy ban nhân dân tỉnh đưa ra đã bảo đảm được quyền lợi cho người sử dụng đất. Trường hợp người sử dụng đất không đồng ý thì có thể tiến hành khiếu nại, khởi kiện theo quy định.
>>> Xem thêm: Đất nông nghiệp khác là gì theo quy định Luật Đất đai 2013?
Những phương án đền bù đất làm đường
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà Nhà nước có thể lựa chọn các phương án đền bù đất để làm đường dưới đây:
– Đền bù bằng đất: Đây là phương án được Nhà nước ưu tiên để đền bù đất để làm đường. Theo quy định của pháp luật thì người sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất và có đầy đủ các điều kiện để được hưởng đền bù thì sẽ được đền bù bằng đất. Nhà nước sẽ giao đất có cùng mục đích với loại được thu hồi cho người sử dụng đất.
– Đền bù bằng tiền: Hình thức này được áp dụng phổ biến đối với việc thu hồi đất nông nghiệp. Trường hợp nếu không có đất cùng mục đích để đền bù cho người sử dụng đất thì Nhà nước sẽ tiến hành đền bù bằng tiền.
>>> Những phương án đền bù đất để làm đường? Gọi ngay: 1900.6174
Cách tính giá đất đền bù làm đường
Giá đất đền bù làm đường do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định vào thời điểm thu hồi đất và giá đền bù này có sự khác nhau giữa các địa phương. Tuy nhiên, việc xác định giá đất đều dựa trên công thức sau.
Tổng số tiền đền bù đất làm đường = Tổng diện tích đất Nhà nước thu hồi (m2) x Giá đền bù đất trên mỗi đơn vị m2 |
Trong đó:
Giá đền bù đất trên mỗi đơn vị m2 = giá đất theo khung giá đất x hệ số điều chỉnh giá đất. |
Khung giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành và sau 05 thì khung giá đất sẽ được cập nhật lại cho phù hợp với tình hình thực tế. Bên cạnh đó, hệ số điều chỉnh giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định và đối với mỗi thửa đất khác nhau thì sẽ có hệ số điều chỉnh giá đất khác nhau.
Như vậy, dựa vào công thức trên thì người sử dụng đất có thể tính được mức đền bù đất thu hồi mà mình nhận được, qua đó bảo vệ được lợi ích của chính bản thân trong trường hợp có đất bị thu hồi để làm đường.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí nguyên tác đề bù đất để làm đường là gì? Gọi ngay: 1900.6174
Trên đây là tất cả các nội dung liên quan đến việc đền bù đất làm đường mà Luật Thiên Mã muốn gửi tới quý khách hàng. Nếu các bạn còn thắc về những vấn đề trên thì hãy liên hệ ngay Tổng đài 1900.6174 để được đội ngũ luật sư của chúng tôi giải đáp một cách chi tiết nhất. Xin chân thành cảm ơn!
[block id=”fixed-contact-1900