Luật hình sự

Dấu hiệu của tội phạm là gì? Đặc điểm cơ bản của tội phạm?

Dấu hiệu của tội phạm là gì? Từ xưa đến nay, tội phạm luôn là vấn đề nan giải của xã hội và được rất nhiều người quan tâm đối với những tội ác mà những người đó gây ra. Xã hội ngày càng phát triển, kinh tế cũng phát triển đi lên kèm theo đó là số lượng tội phạm tăng thêm, tình hình phức tạp và thủ thuật phạm tội cũng ngày càng tinh vi hơn. 

Qua bài viết dưới đây, đội ngũ luật sư của Luật Thiên Mã chúng tôi xin cung cấp thông tin pháp luật cho quý bạn đọc liên quan về dấu hiệu của tội phạm là gì? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy gọi ngay: 1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng nhất.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí dấu hiệu của tội phạm là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Dấu hiệu của tội phạm là gì?

* Tội phạm là gì?

Tại Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về khái niệm tội phạm là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội đã được quy định cụ thể trong BLHS. Chủ thể của những hành vi này là do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc các pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam; xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội; quyền và lợi ích hợp pháp của công dân hoặc xâm phạm vào những lịch vực khác mà BLHS năm 2015 quy định bị xử lý hình sự. 

Những trường hợp tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất hành vi nguy hiểm cho xã hội là không đáng kể thì vẫn chưa bị truy tố trách nhiệm hình sự và sẽ được xử lý bằng các biện pháp khác. 

Tội phạm được chia thành 4 loại dựa trên tính chất và mức độ gây nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội bao gồm: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Với mỗi loại tội phạm ở trên thì khung hình phạt tù cho mỗi loại cũng sẽ là khác nhau. Ví dụ đối với tội phạm ít nghiêm trọng thì chỉ có phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ, nhưng đối với tội phạm rất nghiêm trọng thì mức phạt cao nhất lên đến 15 năm tù. 

ghi-dau-hieu-cua-toi-pham-la-gi

Đặc điểm cơ bản của tội phạm như sau: 

Là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Những hành vi này phải gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho những quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ hoặc những quan hệ xã hội đã được liệt kê vào quy định tội phạm. Dấu hiệu đầu tiên cần xác định đó là mức độ nguy hiểm mà tội phạm gây ảnh hưởng đến cho xã hội; 

– Phải là hành vi được quy định thành tội trong Bộ luật Hình sự năm 2015. Những hành vi có gây nguy hiểm cho xã hội ở mức không đáng kể và không được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 thì được xác định không phải là tội phạm;

– Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hoặc pháp nhân thương mại. Những chủ thể này thực hiện hành vi phạm tội của mình một cách cố ý hoặc vô ý, biết trước hậu quả xảy ra nhưng vẫn làm hoặc biết hậu quả xảy ra nhưng không ngăn chặn. Khẳng định hành vi phạm tội do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý thể hiện yếu tố lỗi trong việc thực hiện hành vi;

– Là những hành vi bị xử lý hình sự. Những hành vi phạm tội phải được pháp luật hình sự xử lý hình sự bằng nhiều biện pháp khác nhau như: hình phạt, biện pháp tư pháp hình sự,… 

Theo đó, có thể hiểu một cách đơn giản, tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật gây nguy hiểm cho xã hội, xuất hiện yếu tố lỗi và phải chịu xử lý hình sự. Sự nguy hiểm cho xã hội bao gồm mặt khách quan là về tính gây thiệt hại còn về mặt chủ quan là yếu tố có lỗi dựa trên: hậu quả của hành vi, tính chất và mức độ lỗi, tính chất về động cơ và mục đích phạm tội.  

* Định nghĩa Dấu hiệu của tội phạm 

Dấu hiệu của tội phạm được hiểu là những đặc điểm cơ bản, đặc điểm chung của một hành vi thể hiện ra bên ngoài bị coi là tội phạm theo quy định tại Bộ luật Hình sự. Tức là để xác định một hành vi có phạm tội hay không, cần dựa vào những yếu tố như mức độ lỗi, tính chất nguy hiểm hay động cơ, phương pháp gây án, hoàn cảnh….. Tất cả những yếu tố đó được gọi chung là Dấu hiệu của tội phạm. 

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải bất cứ hành vi nào có dấu hiệu của tội phạm thì cũng đều được xem đấy là tội phạm. Căn cứ theo Khoản 2 Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng đã quy định rằng, những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng xét theo tính chất gây nguy hiểm cho xã hội là không đáng kể thì không được xem là tội phạm mà được xử lý theo các biện pháp khác chứ không xử lý hình sự. 

>>> Xem thêm: Khách thể của tội phạm là gì? Phân loại khách thể của tội phạm

Dấu hiệu của tội phạm

Theo pháp luật hình sự Việt Nam, dấu hiệu của tội phạm gồm 4 dấu hiệu cụ thể là: có tính chất gây nguy hiểm cho xã hội, có yếu tố lỗi, được quy định trong bộ luật hình sự và phải chịu hình phạt. Nhìn chung, trong cả 4 dấu hiệu thì dấu hiệu thứ nhất và dấu hiệu thứ hai là dấu hiệu về nội dung, còn dấu hiệu thứ ba là dấu hiệu về hình thức pháp lý. Dấu hiệu thứ tư được xem là hậu quả pháp lý. Tính phải chịu hình phạt là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm. 

Hành vi được xem là tội phạm thì phải thỏa mãn đầy đủ 4 dấu hiệu. Và bốn dấu hiệu của tội phạm cụ thể như sau: 

Tính nguy hiểm cho xã hội

Tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu đầu tiên để xác định một hành vi có phải tội phạm hay không, trong nhiều trường hợp đây còn là dấu hiệu tiên quyết để xác định tội phạm.

Tính nguy hiểm cho xã hội thể hiện ở việc hành vi đó gây ra thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại cho các quan hệ xã hội, các đối tượng được pháp luật hình sự bảo vệ. Căn cứ theo Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, tính nguy hiểm cho xã hội được quy định là dấu hiệu cơ bản và quan trọng nhất để xác định một hành vi có phải là tội phạm hay không. Một hành vi được xác định là tội phạm thì bản chất của hành vi đó đã chứa đựng tính nguy hiểm cho xã hội. 

Cũng theo khoản 2 Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì những hành vi tuy có cả dấu hiệu tính nguy hiểm cho xã hội, tính trái pháp luật hình sự và có yếu tố lỗi nhưng tính chất gây nguy hiểm cho xã hội là không đáng kể thì hành vi này vẫn không được xem là tội phạm. Hành vi này sẽ được xử lý theo những biện pháp khác không phải là xử lý hình sự. Tính nguy hiểm cho xã hội cũng là căn cứ để xét việc miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Bộ luật hình sự năm 2015. 

mau-dau-hieu-cua-toi-pham-la-gi

Để xác định tính nguy hiểm cho xã hội của một hành vi là như thế nào, người ta thường dựa trên các căn cứ, tiêu chí sau: 

  • Tính chất quan hệ xã hội bị xâm hại nghiêm trọng như thế nào;
  • Phương pháp, thủ đoạn, công cụ và phương tiện phạm tội;
  • Mức độ thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội; 
  • Tính chất và mức độ có lỗi;
  • Động cơ gây án và mục đích phạm tội;
  • Các căn cứ khác như: hoàn cảnh gây án, nhân thân, thù hằn của người phạm tội với nạn nhân,….

Việc nhận thức đúng đắn, đầy đủ tính chất mức độ gây nguy hiểm cho xã hội của một hành vi với tư cách là một thuộc tính xã hội của tội phạm có ý nghĩa rất lớn và quan trọng trong việc nhận thức đúng đắn tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Như vậy, tính nguy hiểm cho xã hội được xem là dấu hiệu của tội phạm tiên quyết, quyết định đến cả các dấu hiệu khác. 

>>> Tội phạm có tính nguy hiểm như thế nào cho xã hội? Gọi ngay: 1900.6174

Tính có lỗi

Lỗi là thái độ tâm lý chủ quan của một người đối với hành vi gây nguy hiểm cho xã hội và họ vô ý hoặc cố ý thực hiện hành vi này. Bản chất của tính có lỗi thể hiện ở việc người thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội đã có ý thức, nhận thức được hành vi này sẽ gây nguy hiểm hoặc biết nguy hiểm nhưng không ngăn chặn. Tự họ lựa chọn và quyết định thực hiện hành vi dù biết gây thiệt hại cho các mối quan hệ xã hội trong khi đủ điều kiện để lựa chọn hành động theo cách khác phù hợp hơn mà không gây nguy hiểm cho xã hội. 

Lỗi được chia thành hai loại: Lỗi cố ý và lỗi vô ý.

* Lỗi cố ý cũng được chia thành hai loại.

  • Cố ý trực tiếp: Người phạm tội nhận thức được rõ hành vi của mình sẽ gây nguy hiểm cho xã hội, xác định trước được hậu quả của hành vi đó và có suy nghĩ mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. 
  • Cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức được rõ hành vi của mình sẽ gây nguy hiểm cho xã hội, xác định trước được hậu quả của hành vi đó, tuy nhiên không mong muốn nó xảy ra nhưng vẫn không ngăn cản và để mặc cho hậu quả xảy ra. 

* Lỗi vô ý cũng được phân thành hai loại. 

  • Lỗi vô ý vì quá tự tin: Người phạm tội tuy đã lường trước và nhận thức được hành vi của mình nếu thực hiện có thể sẽ gây nguy hiểm, nguy hại cho xã hội. Tuy nhiên họ lại cho rằng hậu quả chắc chắn không thể xảy ra hoặc bản thân có thể ngăn chặn được nhưng cuối cùng thì hậu quả từ hành vi đó lại xảy ra và gây nguy hiểm, thiệt hại cho xã hội. 
  • Lỗi vô ý vì cẩu thả: Ở trường hợp này, người phạm tội lại không thể nhận thức và thấy trước được hành vi của mình sẽ gây nguy hiểm cho xã hội. Người phạm tội khi thực hiện hành vi đáng ra phải nhận thức được trước và có thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra. “Phải thấy trước” ở đây là pháp luật quy định bắt buộc họ khi ở trong hoàn cảnh, điều kiện đó thì phải thấy được hành vi của mình là sẽ gây nguy hiểm cho xã hội. “Có thể thấy trước” được hiểu là pháp luật căn cứ vào độ tuổi, năng lực, trình độ và các kiến thức xã hội của một người hoàn toàn bình thường thì người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải có thể thấy trước được hậu quả của hành vi đó. 

Có thể thấy, pháp luật hình sự Việt Nam không chấp nhận việc xác định tội phạm khách quan chỉ thông qua hành vi gây thiệt hại cho xã hội mà không căn cứ vào lỗi của người thực hiện hành vi đó. Mục đích của việc áp dụng hình phạt là trừng phạt người có lỗi chứ không phải trừng phạt người nào có hành vi. 

>>> Xem thêm: Tội phạm ẩn là gì? Các quy định liên quan đến tội phạm ẩn?

Tính trái pháp luật hình sự

Căn cứ theo Điều 2 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định như sau: 

  • Người nào chỉ khi có hành vi phạm những tội đã được quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự;
  • Pháp nhân thương mại nào chỉ khi phạm tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật hình sự năm 2015 thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự. 

mau-dau-hieu-cua-toi-pham-la-gi

Theo quy định trên, một hành vi gây nguy hiểm cho xã hội nếu được quy định trong Bộ luật Hình sự thì mới được xem đó là tội phạm. Tức là, người có hành vi nguy hiểm cho xã hội sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu hành vi đó không được quy thành tội trong Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Theo đó, tính trái pháp luật hình sự cũng là một căn cứ để đảm bảo quyền và lợi ích cho công dân, tránh việc xử lý người phạm tội một cách tùy tiện. Đây là dấu hiệu về hình thức pháp lý phản ánh tính chất và mức độ gây nguy hiểm cho xã hội. 

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí dấu hiệu của tội phạm là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Tính phải chịu hình phạt

Tính phải chịu hình phạt cũng là một dấu hiệu đặc trưng của tội phạm. Chỉ có hành vi phạm tội mới phải chịu hình phạt, không phải tội phạm thì cũng không có hình phạt. Nhưng không phải cứ là tội phạm thì sẽ chỉ phải chịu hình phạt, ngoài ra vẫn còn những hình thức xử lý hình sự khác như: tử hình, bồi thường, tịch thu tài sản,…

Tính phải chịu hình phạt thể hiện ở chỗ bất kỳ tội phạm nào cũng đều bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế và nghiêm khắc nhất là hình phạt. Hình phạt được coi là phương pháp răn đe, giáo dục đối với tội phạm. 

Tính phải chịu hình phạt cũng là dấu hiệu đi liền và bổ sung cho dấu hiệu tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự. Tính nguy hiểm cho xã hội và trái pháp luật hình sự là cơ sở để cụ thể hóa tính phải chịu hình phạt, tính chất hay mức độ gây nguy hiểm cho xã hội càng lớn thì hình phạt phải chịu cho hành vi đó lại càng cao. Cũng vì tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà bất cứ hành vi phạm tội nào cũng có thể áp dụng đe dọa phương pháp áp dụng hình phạt. 

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí dấu hiệu của tội phạm là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Như vậy, bài viết trên đây Luật Thiên Mã chúng tôi đã cung cấp cho anh/chị một số quy định liên quan đến vấn đề Dấu hiệu của tội phạm là gì?. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giúp anh/chị tháo gỡ những vướng mắc của mình. Mọi thắc mắc cần hỗ trợ thêm, anh/chị vui lòng liên hệ số hotline 1900.6174 để được tư vấn nhanh nhất. 

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7