Luật thừa kế

Đất bố mẹ để lại không có di chúc thì ai được nhận thừa kế?

Đất bố mẹ để lại không có di chúc thì phân chia như thế nào? Phân chia đất đai cho con khi cha mẹ mất mà không để lại di chúc được xem như quyền lợi của mỗi người thừa kế. Đất đai là một loại tài sản rất có giá trị nên việc phân chia thừa kế để đảm bảo quyền lợi cho tất cả mọi người được nhận thừa kế khi người để lại di sản không có di chúc sẽ trở thành một vấn đề khá rắc rối. Bài viết sau đây của Luật Thiên Mã sẽ giải đáp tất cả thắc mắc vừa nêu trên. Để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn nhiệt tình từ phía chúng tôi về các vấn đề pháp luật, vui lòng gọi số hotline: 1900.6174

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí đất bố mẹ để lại không có di chúc? Gọi ngay: 1900.6174

Quyền thừa kế đất đai khi bố mẹ chết

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 của Điều 650, Điều 651 của Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định như sau:

 Thừa kế theo pháp luật sẽ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

  • Không có di chúc;
  • Di chúc không hợp pháp;
  • Những người thừa kế theo di chúc đã chết trước hoặc là chết cùng thời điểm với người lập di chúc; các cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế đó;
  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo như di chúc mà không có quyền được hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

tham-dat-bo-me-de-lai-khong-co-di-chuc

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự như sau đây:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng thừa kế thì sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu như không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng các di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

>>> Xem thêm: Quyền thừa kế đất đai không có di chúc được quy định như thế nào?

Đất bố mẹ để lại không có di chúc, ai là người được nhận thừa kế theo pháp luật?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 651 của Bộ luật Dân sự 2015, người để lại di sản chết mà không có di chúc thì nhà đất sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Những người thừa kế theo như pháp luật được quy định theo thứ tự hàng thừa kế sau đây:

– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí đất bố mẹ để lại không có di chúc? Gọi ngay: 1900.6174

Thủ tục khai nhận và phân chia thừa kế theo pháp luật thực hiện như thế nào?

Thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế tại văn phòng công chứng

Sau khi đã xác định được ai là người có quyền hưởng di sản cha mẹ để lại, người được nhận di sản muốn sang tên sổ đỏ từ bố mẹ sang tên của mình thì đầu tiên cần phải thực hiện thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế.

Như vậy, để được thừa kế nhà đất, đứng tên trên sổ đỏ, bạn cần làm 2 bước như sau:

Bước 1: Khai nhận và phân chia các di sản thừa kế tại văn phòng công chứng

Bước 2: Đăng bộ sang tên sổ đỏ tại các văn phòng đăng ký đất đai

Đầu tiên, để thực hiện bước 1 khai nhận và phân chia các di sản thừa kế, bạn chuẩn bị các giấy tờ sau:

– Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất đai và các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản. Ví dụ như: sổ đỏ, sổ hồng căn nhà, sổ tiết kiệm, …

– Giấy chứng tử của cha mẹ;

– CMND, hộ khẩu của những người thừa kế còn sống;

– Giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy tờ xác nhận, chứng minh quan hệ của người thừa kế và người đã chết;

– Giấy chứng tử, xác nhận phần mộ, giấy tờ xác nhận, chứng minh quan hệ của những người thừa kế đã mất.

hoi-dat-bo-me-de-lai-khong-co-di-chuc

Tiếp theo, bạn cần đến văn phòng công chứng tại nơi có nhà đất, nộp bộ hồ sơ đã chuẩn bị để yêu cầu khai nhận và phân chia di sản. Sau đó, Công chứng viên sẽ tiến hành các thủ tục niêm yết công khai tại UBND xã, phường nơi cư trú cuối cùng của người đã mất và nơi có nhà đất. Thời hạn niêm yết sẽ là 15 ngày. Việc niêm yết này là để đảm bảo không có ai tranh chấp đối với các tài sản được khai nhận và phân chia thừa kế này.

Sau khi đủ 15 ngày niêm yết, nếu như không có ai thắc mắc hay tranh chấp gì thì văn phòng công chứng sẽ tiến hành công chứng văn bản khai nhận và phân chia di sản thừa kế đối với nhà đất của cha mẹ để lại.

>>> Xem thêm: Mẫu di chúc đánh máy được sử dụng trong trường hợp nào?

Thủ tục đăng bộ sang tên sổ đỏ tại văn phòng đăng ký đất đai

Thủ tục đăng ký biến động đất đai và các tài sản gắn liền với đất, hay mọi người thường gọi là đăng bộ sang tên sổ đỏ sẽ được thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công chứng các văn bản khai nhận và phân chia di sản, nếu không bạn có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo như quy định.

Để đăng bộ sang tên sổ đỏ, bạn cần đến các Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất, mang theo các loại giấy tờ như sau:

– Văn bản khai nhận và phân chia di sản có công chứng.

– Sổ đỏ, sổ hồng nhà.

– Giấy tùy thân như là chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu.

Sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ, văn phòng đăng ký đất đai sẽ cấp cho bạn giấy hẹn trả kết quả. Thời gian giải quyết thường sẽ không quá 10 ngày làm việc.

Căn cứ vào thời gian ghi trên giấy hẹn trả kết quả, bạn đến nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới.

Những khó khăn mọi người thường gặp trong quá trình khai nhận và phân chia di sản và đăng bộ sang tên nhà đất là gì?

Một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thừa kế di sản thường gặp đó là:

– Không có các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu đối với di sản. Ví dụ: đất đai đó chưa được cấp sổ đỏ, nhà ở chưa được ghi nhận quyền sở hữu,…

– Không công chứng các văn bản phân chia di sản do còn người thừa kế mất tích thời gian dài, không liên lạc được, ở nước ngoài,…

– Người đã chết là người đa quốc tịch dẫn đến vướng mắc về mặt pháp luật trong quá trình khai nhận và phân chia di sản.

Có thể thấy, trong quá trình thực hiện thủ tục đòi hỏi bạn cần phải thực hiện qua nhiều khâu và chuẩn bị rất nhiều loại giấy tờ hồ sơ đi kèm. Nếu như không có đủ kiến thức pháp luật và kinh nghiệm thực tế, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức mà đôi khi không đạt được kết quả như mong muốn. 

>>> Những khó khăn trong quá trình khai nhận và phân chia di sản và đăng bộ sang tên nhà đất là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Bên quản lý di sản không thực hiện việc phân chia di sản thì cần làm gì?

Theo như quy định tại khoản 2 điều 660 của BLDS 2015, những người thừa kế hoàn toàn có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng các hiện vật; nếu như không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu như không thoả thuận được thì hiện vật sẽ được bán để chia.

Trường hợp các bên quản lý di sản hoặc bất kỳ người thừa kế nào không ký vào các biên bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế thì những đồng thừa kế còn lại có thể nộp đơn đến các Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu chia di sản thừa kế.

Mặt khác, theo như quy định tại điểm d Khoản 1 của Điều 617 BLDS 2015 thì bên quản lý di sản sẽ có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại nếu như vi phạm các nghĩa vụ của mình mà gây ra thiệt hại và không được trả thù lao.

quan-dat-bo-me-de-lai-khong-co-di-chuc

>>> Bên quản lý di sản không thực hiện việc phân chia di sản thì cần làm gì? Gọi ngay: 1900.6174

Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về “Đất bố mẹ để lại không có di chúc” đã được chúng tôi tìm hiểu, tổng hợp để gửi đến các bạn. Nếu như còn thắc mắc nào liên quan xin mời quý bạn đọc tiếp tục gửi câu hỏi về cho chúng tôi hoặc liên hệ số hotline sau đây 1900.6174 của Tổng đài Luật Thiên Mã để được hỗ trợ một cách nhanh nhất có thể. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều hơn nữa sự tin tưởng cũng như các ý kiến đóng góp của quý bạn đọc trong tương lai.

 

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7