Luật đất đai

Đất an ninh quốc phòng được cho thuê không?

Đất an ninh quốc phòng được cho thuê không? Khi thuê đất quốc phòng có phải nộp tiền sử dụng đất không?…Đất quốc phòng an ninh đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong bảo vệ và duy trì sự ổn định của một quốc gia. Đất quốc phòng an ninh là nền tảng để xây dựng lực lượng quân sự mạnh mẽ. Qua việc đầu tư vào công nghệ, huấn luyện và trang bị hiện đại cho các lực lượng vũ trang, đất quốc phòng an ninh giúp tăng cường khả năng phòng thủ và chống lại các mối đe dọa từ bên ngoài. 

Qua bài viết dưới đây, Luật Thiên Mã sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc liên quan đến vấn đềĐất an ninh quốc phòng có cho thuê được khôngqua việc phân tích các quy định pháp luật liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nội dung của bài viết và các quy định pháp luật liên quan, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí đất an ninh quốc phòng được cho thuê không? Gọi ngay: 1900.6174

Anh Hùng ở Hà Giang đặt câu hỏi như sau:

Xin chào Luật sư! Tôi có vấn đề như sau mong Luật sư giải đáp: Gia đình tôi có thửa đất nông nghiệp ngay cạnh khu vực đất được sử dụng để xây dựng trụ sở Công an huyện. Hiện nay, tôi thấy khu đất đó vất chưa được đưa vào sử dụng nên tôi muốn làm đơn xin thuê khoảng 500m2 đất quốc phòng an ninh đó để mở rộng sản xuất nông nghiệp trong một thời gian.

Vậy, Luật sư cho tôi hỏi: Đất quốc phòng an ninh có cho thuê được không? Nếu được thì tôi cần nộp đơn đến cơ quan nào?

Trả lời: Chào anh! Cảm ơn anh đã tin tưởng và đặt câu hỏi tư vấn cho chúng tôi. Đối với đề nghị tư vấn của anh, chúng tôi tư vấn như sau: 

Đất an ninh quốc phòng là gì?

Đất quốc phòng an ninh là loại đất được Nhà nước xác định và sử dụng cho mục tiêu quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia. Đất này thường được sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng và công trình liên quan đến hoạt động của lực lượng vũ trang, bảo vệ biên giới, khu vực cấm hay các khu vực chiến lược khác.

dau-dat-an-ninh-quoc-phong-duoc-cho-thue-khong

Bên cạnh đó còn một loại đất khác là đất quốc phòng được sử dụng vào mục đích kinh tế. Cụ thể như sau: 

– Đất do các doanh nghiệp quân đội cổ phần hóa thuê để làm trụ sở hoặc sử dụng vào hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.

– Đất quốc phòng do các đơn vị và doanh nghiệp sử dụng vào mục đích kinh tế theo phương thức tự đầu tư và triển khai thực hiện những ngành nghề kinh doanh sản xuất phù hợp với chức năng hoạt động của từng đơn vị và doanh nghiệp. Trong trường hợp này, chủ đầu tư buộc phải là các đơn vị quân đội và doanh nghiệp quân đội.

>>> Xem thêm: Đấu thầu 2 giai đoạn hai túi hồ sơ theo quy định Luật Đấu thầu 2013

Đất an ninh quốc phòng được cho thuê không?

Theo quy định tại Điều 148 Luật Đất đai 2013 quy định, đất an ninh, quốc phòng là đất được sử dụng với những mục đích sau: 

– Xây dựng trụ sở làm việc, làm nơi đóng quân;

– Xây dựng căn cứ quân sự;

– Xây dựng trận địa, công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh hoặc công trình phòng thủ quốc gia;

– Xây dựng cảng, ga quân sự;

– Xây dựng công trình khoa học và công nghệ, công nghiệp, văn hóa, thể thao để phục vụ trực tiếp cho hoạt động quốc phòng, an ninh quốc gia;

– Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;

– Làm thao trường, trường bắn, bãi thử/ hủy vũ khí;

– Xây dựng trung tâm huấn luyện, cơ sở đào tạo, nhà an dưỡng, bệnh viện của lực lượng vũ trang nhân dân;

– Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;

– Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quản lý.

Đồng thời Khoản 6 Nghị quyết 132/2020/QH14 quy định về quyền, nghĩa vụ của thủ thể sử dụng đất an ninh, quốc phòng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế như sau:

– Được phép sử dụng đất an ninh, quốc phòng và tài sản gắn liền với đất với mục đích thực hiện nhiệm vụ xây dựng kinh tế, lao động sản xuất theo đúng phương án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

– Được quyền hưởng kết quả đầu tư trên đất, thành quả lao động trên đất;

– Có trách nhiệm nộp tiền sử dụng đất hằng năm;

– Không được bồi thường về tài sản và đất gắn liền với đất khi người có thẩm quyền (Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an) quyết định chấm dứt phương án sử dụng đất an ninh, quốc phòng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế với mục đích phục vụ nhiệm vụ quân sự, an ninh, quốc phòng;

– Không được phép tự ý chuyển mục đích sử dụng đất; không được phép thực hiện các giao dịch đối với quyền sử dụng đất quốc phòng an ninh. Bao gồm: tặng cho, chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn, thế chấp quyền sử dụng đất an ninh, quốc phòng; – Không được tặng cho, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất.

Như vậy, đất an ninh, quốc phòng chỉ được sử dụng vào mục đích an ninh quốc phòng mà Luật Đất đai 2013 quy định. Bên cạnh đó, chủ thể sử dụng đất an ninh, quốc phòng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế không được phép cho thuê quyền sử dụng đất. 

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí đất an ninh quốc phòng được cho thuê không? Gọi ngay: 1900.6174

Đất an ninh quốc phòng được cho thuê dưới các hình thức

Theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật đất đai năm 2013, nhà nước cho thuê đất không thu tiền sử dụng đối với đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 56 Luật đất đai năm 2013 quy định  đối với đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối hoặc sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm.

hop-dat-an-ninh-quoc-phong-duoc-cho-thue-khong

Như vậy, có hai hình thức nhà nước cho thuê đất vì mục đích quốc phòng đó là thuê đất không thu tiền sử dụng đất và thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm.

– Về căn cứ cho thuê đất vì mục đích quốc phòng

Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Luật đất đai năm 2013, việc nhà nước cho thuê đất dựa trên hai căn cứ như sau:

  • Căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí đất an ninh quốc phòng được cho thuê không? Gọi ngay: 1900.6174

Đất an ninh quốc phòng được cho thuê, ai có thẩm quyền?

Khoản 2 Điều 148 Luật đất đai năm 2013  quy định về thẩm quyền quản lý đối với đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh như sau:

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước đối với đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh thuộc địa bàn quản lý hành chính của địa phương.

– Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh bảo đảm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; rà soát, xác định ranh giới đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh; xác định vị trí, diện tích đất quốc phòng, an ninh.

>>> Xem thêm: Thừa kế đất chưa có sổ đỏ có được hay không?

Các trường hợp thuê đất an ninh quốc phòng không phải nộp tiền sử dụng đất hằng năm

Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 58/2021/TT-BQP quy định về các trường hợp đất quốc phòng không phải nộp tiền thuê đất hàng năm bao gồm đơn vị (trừ trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư) sử dụng đất quốc phòng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế bằng nguồn lực của đơn vị theo các trường hợp dưới đây đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án sử dụng đất, cụ thể:

– Sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế để tổ chức tăng gia sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, chế biến thủy sản.

– Sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế để tổ chức dịch vụ hỗ trợ hậu cần – kỹ thuật gồm:

  • Thư viện, bảo tàng; nhà hát, cơ sở phát thanh, truyền hình, điện ảnh; cơ sở báo chí, in ấn, xuất bản; nhà khách, nhà công vụ; cơ sở y tế, nhà ăn điều dưỡng, nhà nghỉ dưỡng, trung tâm điều dưỡng và phục hồi chức năng; căng tin nội bộ;
  • Cơ sở nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật quân sự, nghiệp vụ, công cụ hỗ trợ; cơ sở sản xuất quân trang; cơ sở sản xuất thực nghiệm; cơ sở xúc tiến thương mại quân sự, đối ngoại quân sự, an ninh;
  • Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa xe, máy, tàu, thuyền, trang thiết bị kỹ thuật; kho, trạm dự trữ, cung ứng, cấp phát xăng, dầu; kho, bãi phương tiện vận tải, kỹ thuật nghiệp vụ; cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá; vị trí lắp đặt, bảo đảm an ninh, an toàn cho thiết bị của dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, điện lực, ngân hàng phục vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh.

– Sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế để tổ chức lao động, giáo dục, giáo dục cải tạo, rèn luyện gồm:

  • Cơ sở giáo dục, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp; cơ sở thi đấu, tập luyện thể dục, thể thao; cơ sở huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ;
  • Khu lao động, dạy nghề cho phạm nhân;
  • Nhà xưởng lao động cải tạo cho phạm nhân;
  • Công trình phục vụ sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ, học viên, phạm nhân

>>> Các trường hợp thuê đất an ninh quốc phòng không phải nộp tiền sử dụng đất hằng năm? Gọi ngay: 1900.6174

Các trường hợp thuê đất vì mục đích quốc phòng phải nộp tiền thuê đất hằng năm

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 58/2021/TT-BQP, các trường hợp sau, khi thuê đất vì mục đích quốc phòng phải nộp tiền thuê đất hàng năm như sau:

– Đơn vị tiếp tục thực hiện dự án, hợp đồng liên doanh, liên kết theo phương án xử lý được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt và không thuộc trường hợp quy định tại Điều 3 Thông tư này.

– Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư (sau đây viết gọn là đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo) sử dụng đất quốc phòng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế theo phương án sử dụng đất được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt.

– Doanh nghiệp quân đội sử dụng đất quốc phòng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế theo phương án xử lý hoặc phương án sử dụng đất được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt; doanh nghiệp quân đội thuộc danh mục cổ phần hóa, thoái vốn được tiếp tục sử dụng đất quốc phòng theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 7 Nghị quyết số 132/2020/QH14.

– Công ty có cổ phần, vốn góp của Nhà nước do Bộ Quốc phòng cử Người đại diện, công ty cổ phần đang sử dụng đất quốc phòng theo hợp đồng thuê đất, hợp đồng sử dụng đất đã ký với Bộ Quốc phòng trước ngày có hiệu lực của Nghị quyết số 132/2020/QH14, tiếp tục nộp tiền sử dụng đất hằng năm theo hợp đồng đã ký và theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Nghị quyết số 132/2020/QH14.

dat-dat-an-ninh-quoc-phong-duoc-cho-thue-khong

>>> Các trường hợp thuê đất vì mục đích quốc phòng phải nộp tiền thuê đất hằng năm? Gọi ngay: 1900.6174

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Luật Thiên Mã về vấn đề Đất an ninh quốc phòng có cho thuê được không? và những câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu bài viết và các vấn đề pháp lý có liên quan, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7