Đăng ký quyền sở hữu nhà ở là nhu cầu của nhiều cá nhân, doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên có nhiều người lại chưa hiểu rõ quy định pháp luật về vấn đề này. Luật Thiên Mã đã tiếp nhận thông tin từ nhiều khách hàng phản hồi về tổng đài. Cùng theo dõi nội dung tư vấn qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé. Nếu quý độc giả cần liên hệ gấp hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174.
>>>Luật sư tư vấn miễn phí các vấn đề pháp luật liên quan đến đăng ký quyền sở hữu nhà ở. Gọi ngay: 1900.6174
Chị Diễm ở Đồng Tháp đặt câu hỏi:
Thưa Luật sư, Tôi hiện đang sinh sống ở Đồng Tháp, có nhu cầu xây một căn nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh cho con trai học đại học. Nhưng tôi không biết mình có bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu nhà ở hay không và cũng như các thủ tục đăng ký quyền sở hữu nhà ở hiện nay được pháp luật quy định như thế nào? Vì vậy, tôi rất mong Luật sư có thể hỗ trợ để tôi hoàn thành việc sở hữu nhà ở đó.
Phần trả lời của Luật sư:
Chào chị Diễm, cảm ơn chị đã tin tưởng Luật Thiên Mã và gửi câu hỏi tới tổng đài chúng tôi. Sau đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của chị về đăng ký quyền sở hữu nhà ở chi tiết như sau:
Đăng ký quyền sở hữu nhà ở sau khi xây nhà có bắt buộc không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 95 Luật Đất đai 2013 sửa đổi bổ sung năm 2018 thì việc đăng ký quyền sở hữu (QSH) đối với nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ nhà.
Như vậy, căn cứ quy định trên thì việc đăng ký QSH nhà ở sau khi xây nhà là không bắt buộc chị nhé. Và chị cũng sẽ không bị phạt vi phạm khi không thực hiện đăng ký QSH.
>>>Luật sư tư vấn miễn phí các vấn đề pháp luật liên quan đến đăng ký chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Gọi ngay: 1900.6174
Đăng ký quyền sở hữu nhà ở, nên hay không nên?
Như Luật Thiên Mã đã đề cập ở phần trên, đăng ký QSH đối với nhà ở là không bắt buộc. Tuy nhiên, chúng tôi khuyến khích chị nên đăng ký QSH nhà ở bởi vì các lý do sau:
- Thứ nhất, chị có giấy tờ sở hữu hợp pháp căn nhà
Khi chị đăng ký QSH nhà ở. thông tin trên Giấy chứng nhận ̣(GCN) quyền sử dụng đất (sổ đỏ) sẽ được cập nhật lại, ghi nhận QSH của chị đối với căn nhà trên. Sổ đỏ là chứng thư pháp lý quan trọng, là cơ sở để Nhà nước xác nhận QSH hợp pháp của chị.
- Thứ hai, chị có thể dùng GCN này để thực hiện các giao dịch như: chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp
Pháp luật về nhà ở hiện nay quy định nếu người dân muốn thực hiện các giao dịch như: chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp phải có GCN quyền sở hữu nhà ở.
- Thứ ba, việc đăng ký QSH nhà ở cũng là minh chứng quan trọng để nhà Nhà nước bồi thường thiệt hại khi chủ thể này có lỗi.
Như vậy, có ba lý do nên đăng ký QSH nhà ở đó là để Nhà nước công nhận QSH hợp pháp; để đảm bảo đủ điều kiện thực hiện các giao dịch liên quan đến nhà ở mình sở hữu; để làm cơ sở nhận bồi thường về nhà ở khi Nhà nước có lỗi.
>>>Luật sư tư vấn miễn phí đăng ký chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có nên hay không? Gọi ngay: 1900.6174
Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở khi đăng ký quyền sở hữu nhà ở
Khi đăng ký QSH đối với nhà ở, chị phải có những loại giấy tờ chứng minh QSH nhà ở hợp pháp. Cụ thể là:
– Thứ nhất: Giấy phép xây dựng nhà ở nếu thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng.
- Nếu việc xây dựng nhà ở không đúng với giấy phép xây dựng thì chị phải nhận được văn bản đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đồng ý.
- Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định tại Nghị định số 61/1994/NĐ-CP
- Giấy tờ về giao hoặc tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết;
- Giấy tờ về QSH nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ mà nhà đất đó không thuộc diện Nhà nước xác lập sở hữu toàn dân theo quy định tại Nghị quyết số 23/2003/QH11, Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH1;
- Giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc đổi hoặc nhận thừa kế nhà ở đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 thì phải có văn bản về giao dịch đó theo quy định của pháp luật về nhà ở.
- Trường hợp nhà ở do mua của doanh nghiệp đầu tư xây dựng để bán thì phải có hợp đồng mua bán nhà ở do hai bên ký kết;
- Bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được QSH nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;
Trường hợp người đề nghị chứng nhận QSH nhà ở có một trong những giấy tờ quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và e Khoản này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác thì phải có một trong các giấy tờ về mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 có xác nhận (chữ ký hoặc điểm chỉ) của các bên có liên quan và phải được Ủy ban xã, phường xác nhận.
Trường hợp nhà ở do mua bán, nhận tặng cho, nhận thừa kế, đổi nhà ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 mà không có giấy tờ về việc đã mua bán, nhận tặng cho, nhận thừa kế đổi nhà ở, có xác nhận (chữ ký hoặc điểm chỉ) thì phải được Ủy ban xã, phường xác nhận về thời điểm mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở đó.
Trường hợp người đề nghị chứng nhận QSH nhà ở có một trong những giấy tờ quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và e Khoản này mà hiện trạng nhà ở không phù hợp với giấy tờ đó thì phần nhà ở không phù hợp với giấy tờ phải được Ủy ban xã, phường xác nhận như quy định tại Điểm h Khoản này;
Trường hợp cá nhân trong nước không có một trong những giấy tờ quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và e Khoản này thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban xã, phường về nhà ở đã hoàn thành xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2006, được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất (SDĐ), quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch sử đụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn.
Trường hợp nhà ở hoàn thành xây dựng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 trở về sau thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban xã, phường về nhà ở không thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng và đáp ứng điều kiện về quy hoạch như trường hợp nhà ở xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2006; trường hợp nhà ở thuộc đối tượng phải xin phép xây dựng mà không xin phép thì phải có giấy tờ của cơ quan quản lý về xây dựng cấp huyện chấp thuận cho tồn tại nhà ở đó.
– Thứ hai, trường hợp người VN định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam đăng ký QSH nhà ở phải có các giấy tờ sau:
- Giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc nhận thừa kế nhà ở hoặc được sở hữu nhà ở thông qua hình thức khác theo quy định của pháp luật về nhà ở;
- Một trong các giấy tờ của bên chuyển quyền quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều này.
– Thứ ba, trường hợp Tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài đăng ký QSH nhà ở phải có giấy tờ theo quy định sau để được chứng nhận QSH nhà ở.
- Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở để kinh doanh thì phải có một trong những giấy tờ về dự án phát triển nhà ở để kinh doanh (quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư hoặc GCN đầu tư);
- Trường hợp mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở hoặc được sở hữu nhà ở thông qua hình thức khác theo quy định của pháp luật thì phải có giấy tờ về giao dịch đó theo quy định của pháp luật về nhà ở;
- Trường hợp nhà ở đã xây dựng không phù hợp với quy hoạch đã được duyệt thì phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy tờ không ảnh hưởng đến an toàn công trình và nay phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (nếu có).
– Bốn là, trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là người sử dụng đất ở khi đăng ký QSH nhà ở phải có giấy tờ quy định như sau:
Trường hợp này, ngoài giấy tờ chứng minh về QSH nhà ở như đã nêu ở trên, chủ sở hữu nhà phải có hợp đồng thuê đất hoặc hợp đồng góp vốn hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng nhà ở đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.
>>>Luật sư tư vấn miễn phí về giấy chứng minh QHS nhà ở. Gọi ngay: 1900.6174
Đăng ký quyền sở hữu nhà ở cần hồ sơ gì?
Khi đăng ký QSH nhà ở cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
- Đơn đăng ký, cấp GCN quyền sử dụng đất, QSH nhà ở (theo Mẫu số 04a/ĐK).
- Một trong các loại giấy tờ chứng minh QSH nhà ở được quy định tại Điều 31 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 01/2017-NĐ-CP
- Sơ đồ về nhà ở (nếu giấy tờ chứng minh QSH nhà ở đã có sơ đồ nhà ở phù hợp với hiện trạng thì không cần)
- Bản chính GCN đã cấp.
- Các loại giấy tờ khác chứng minh nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính (nếu có).
Như vậy, khi khách hàng đăng ký QSH nhà ở chuẩn bị hồ sơ như trên. Hãy ghi chú cẩn thận các loại giấy tờ này để tránh bị thiếu sót dẫn đến chậm tiến độ được cấp giấy chứng nhận nhé.
>>>Luật sư tư vấn miễn phí về hồ sơ đăng ký QHS nhà ở. Gọi ngay: 1900.6174
Đăng ký quyền sở hữu nhà ở cần thủ tục gì?
Khi đăng ký QSH nhà ở cần tuân theo thủ tục sau đây:
Bước 1: Khách hàng cần nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký QSH nhà ở tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (Chi nhánh VPĐKĐĐ). Hồ sơ gồm có những loại giấy tờ đã được trình bày ở trên.
Bước 2: Chi nhánh VPĐKĐĐ sẽ giải quyết hồ sơ đăng ký QSH nhà ở của khách hàng.
Chi nhánh VPĐKĐĐ có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, kiểm tra hiện trạng sử dụng đất; trường hợp cần thiết sẽ gửi phiếu lấy ý kiến của Phòng Quản lý đô thị. Trong thời hạn không quá 05 ngày (không kể thứ 7, CN và các ngày lễ, Tết theo quy định) kể từ ngày nhận được phiếu lấy ý kiến, Phòng Quản lý đô thị có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Chi nhánh VPĐKĐĐ.
Nếu hồ sơ đủ điều kiện, Chi nhánh VPĐKĐĐ lập tờ trình, dự thảo quyết định, ghi nội dung bổ sung tài sản gắn liền với đất vào GCN quyền sử dụng đất đã cấp trình Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét bổ sung.
Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu cấp mới GCN thì Chi nhánh VPĐKĐĐ lập tờ trình, dự thảo quyết định, viết GCN mới trình Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét cấp mới.
Bước 3: Khách hàng nhận kết quả thủ tục hành chính.
Như vậy, khi thủ tục đăng ký QSH nhà ở gồm 3 bước trên. Đừng lo lắng mà hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900 6174 để được các Luật sư hỗ trợ tận tình nhất nếu quý khách hàng còn vướng mắc.
>>>Luật sư tư vấn miễn phí về thủ tục đăng ký QHS nhà ở. Gọi ngay: 1900.6174
Thời hạn giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
Theo quy định tại khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì thời hạn giải quyết hồ sơ cấp GCN quyền sở hữu nhà ở là không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp ở các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời hạn sẽ kéo dài nhưng không quá 40 ngày.
Ngoài ra, thời hạn cấp GCN quyền sở hữu nhà ở sẽ trừ các ngày cuối tuần, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không kể thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, phường và cả thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của chủ đất, thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có dấu hiệu vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
Như vậy, tùy trường hợp, thời hạn giải quyết hồ sơ cấp GCN quyền sở hữu nhà ở sẽ khác nhau, nhưng sẽ không quá 30 ngày hoặc 40 ngày.
>>>Xem thêm: Điều kiện cho thuê lại quyền sử dụng đất – Hồ sơ, thủ tục thực hiện
Phí, lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
Dưới đây, Luật Thiên Mã sẽ gửi đến quý khách hàng thông tin về các loại phí, lệ phí cấp GCN quyền sở hữu nhà ở:
1. Lệ phí trước bạ
Đối với nhà ở, giá tính lệ phí trước bạ là giá do Ủy ban cấp tỉnh ban hành về xây dựng tại thời điểm kê khai lệ phí.
Công thức tính lệ phí trước bạ là:
Lệ phí trước bạ = 0.5% x Diện tích x Giá 01 m2 tại Bảng giá đất
2. Lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Theo quy định tại khoản 5 điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC, lệ phí cấp GCN quyền sở hữu nhà ở sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.
Căn cứ điều kiện kinh tế – xã hội của từng địa phương mà Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu lệ phí cấp GCN cho phù hợp với địa phương mình. (Theo quy định tại Điều 5 thông tư 85/2019/TT-BTC).
3. Phí thẩm định hồ sơ
Phí thẩm định hồ sơ cấp GCN quyền sử dụng đất là khoản thu cho việc thẩm định hồ sơ giấy tờ, các điều kiện cần và đủ đảm bảo việc cấp GCN theo đúng trình tự và thủ tục của pháp luật.
Như vậy khi thực hiện cấp GCN quyền sở hữu nhà ở sẽ phải trả 3 loại phí là lệ phí trước bạ, lệ phí cấp GCN, phí thẩm định hồ sơ.
>>>Xem thêm: Phí đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất năm 2023
Trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ của chúng tôi về đăng ký quyền sở hữu nhà ở cho câu hỏi của chị Diễm mà đội ngũ luật sư của Luật Thiên Mã đã tổng hợp, nghiên cứu và tìm hiểu được. Nếu chị hoặc các bạn độc giả có nhu cầu tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ qua số điện thoại 1900 6174.