Luật hình sự

Dẫn độ tội phạm là gì? Đặc điểm của dẫn độ tội phạm?

Dẫn độ tội phạm là gì? Tội phạm là vấn đề không chỉ được ngăn chặn và xảy ra trong một quốc gia, mà nó còn có thể lan rộng và nghiêm trọng thành quy mô quốc tế. Trách nhiệm đấu tranh phòng chống tội phạm không chỉ là nhiệm vụ của mỗi quốc gia mà nó còn là của cả thế giới. Bởi ở đâu có tội phạm, ở đó có pháp luật.

Vậy dẫn độ tội phạm có nghĩa là gì? Chủ thể, đối tượng và mục đích là như thế nào? Sau khi đã tìm hiểu kỹ về kiến thức pháp luật, Luật Thiên Mã chúng tôi xin cung cấp thông tin cho quý bạn đọc về vấn đề này qua bài viết dưới đây. 

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí dẫn độ tội phạm là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Dẫn độ tội phạm là gì?

Dẫn độ được hiểu là việc đưa một người nào đó trở lại quốc gia mà họ bị truy tố, cáo buộc là đã có hành vi vi phạm pháp luật của quốc gia đó để xét xử. Đây là sự đầu hàng của một cá nhân phạm tội đã bỏ trốn từ nước mình sang nước khác để lẩn trốn khỏi sự xét xử, chịu hình phạt của quốc gia có quyền tài phán đối với tội phạm mà cá nhân đã thực hiện. Ở quốc gia sở tại, cá nhân này có thể đã bị truy tố theo pháp luật ở quốc gia này nhưng đã bỏ trốn. Dẫn độ có thể được thực hiện trên cơ sở có đi có lại. 

Theo khoản 1 Điều 32 Luật tương trợ tư pháp năm 2007, dẫn độ được quy định là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự hiện đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó. 

tranh-dan-do-toi-pham-la-gi

Thông qua việc dẫn độ, quyền tài phán có chủ quyền thường đưa ra yêu cầu chính thức đối với quyền tài phán có chủ quyền khác – quốc gia được yêu cầu. Nếu cá nhân phạm tội đã chạy trốn bị tìm thấy trong lãnh thổ của quốc gia được yêu cầu, thì quốc gia được yêu cầu có quyền bắt giữ kẻ chạy trốn và khiến người phạm tội phải chịu quá trình dẫn độ. Các thủ tục dẫn độ mà người chạy trốn sẽ phải chịu không được quy định như nhau mà nó còn phụ thuộc vào luật pháp và thực tiễn của Nhà nước được yêu cầu. 

Ngoài ra, dẫn độ là việc một quốc gia chuyển giao cho quốc gia khác người có hành vi vi phạm pháp luật bị truy tố trách nhiệm hình sự do phạm tội hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó. Có thể hiểu đây là một quá trình hợp tác thực thi pháp luật giữa các quốc gia với nhau, dựa trên các lĩnh vực pháp lý và phụ thuộc vào các thỏa thuận trên khu vực. 

Dẫn độ tội phạm là hoạt động hợp tác giữa các quốc gia trên cơ sở các nguyên tắc và điều ước quốc tế do các quốc gia thỏa thuận hoặc dựa trên cơ sở các tập quán quốc tế. Quốc gia được yêu cầu sẽ phải trao trả lại cá nhân phạm tội đang ở trên lãnh thổ nước mình về cho quốc gia khác – quốc gia yêu cầu để xét xử hoặc thi hành một bản án đã có hiệu lực đối với hành vi phạm tội của cá nhân này trên lãnh thổ của quốc gia yêu cầu. 

Theo INTERPOL – Tổ chức Cảnh sát quốc tế, dẫn độ tội phạm là việc một quốc gia (quốc gia được yêu cầu) trao trả một cá nhân đang hiện diện trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia mình cho quốc gia khác (quốc gia yêu cầu) để xét xử hoặc thi hành một bản án đã có hiệu lực đối với hành vi phạm tội của cá nhân đó trên lãnh thổ của quốc gia yêu cầu.

Thực tế hoạt động hợp tác về dẫn độ tội phạm giữa các quốc gia cho thấy, hầu hết các điều ước quốc tế có chứa đựng điều khoản về dẫn độ đều ghi nhận về nghĩa vụ dẫn độ giữa các quốc gia thành viên. Những điều ước quốc tế chính là cơ sở pháp lý khá quan trọng cho các quốc gia trong hoạt động hợp tác về dẫn độ tội phạm, tùy thuộc vào nội dung và những điều kiện khác nhau được quy định cụ thể trong điều ước mà các quốc gia sẽ tiến hành dẫn độ cá nhân được yêu cầu cho bên quốc gia yêu cầu. 

Hơn thế nữa, dẫn độ tội phạm còn là một hoạt động hợp tác được tiến hành bởi các quốc gia cụ thể là quốc gia yêu cầu dẫn độ và quốc gia được yêu cầu tiến hành dẫn độ tội phạm. Cơ sở để các quốc gia tiến hành dẫn độ tội phạm là dựa trên các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp hoặc điều ước về dẫn độ tội phạm mà các quốc gia đã tiến hành ký kết với nhau hoặc là thành viên.

Trong trường hợp giữa các quốc gia không được ràng buộc bởi điều ước quốc tế nào thì họ vẫn có thể tiến hành hợp tác dẫn độ tội phạm trên cơ sở thỏa thuận với nhau hoặc nguyên tắc “có đi có lại” – thường được tồn tại dưới hình thức tập quán quốc tế hoặc điều ước quốc tế. Việc xác định cơ sở của hoạt động dẫn độ tội phạm là rất quan trọng bởi lẽ việc dẫn độ tội phạm có tiến hành được hay không thực chất là thuộc về quyền của quốc gia mà cá nhân phạm tội đang lẩn trốn, việc có đồng ý dẫn độ hay không đều phụ thuộc vào ý chí của quốc gia này.

Trên cơ sở thỏa thuận giữa các quốc gia, quốc gia được yêu cầu sẽ tiến hành trao trả cá nhân phạm tội đang có mặt trên nước mình cho quốc gia yêu cầu. Việc thỏa thuận phải cụ thể về thời gian, địa điểm cũng như các thủ tục để trao trả cá nhân phạm tội. 

Mục đích của hoạt động dẫn độ tội phạm là việc buộc cá nhân phải trở về quốc gia mà cá nhân đã thực hiện hành vi phạm tội, bắt buộc phải chịu trách nhiệm cũng như hình phạt về hành vi cá nhân này đã gây ra theo pháp luật của quốc gia nơi thực hiện hành vi này. Việc dẫn độ cũng có mục đích thực hiện một bản án đã được cơ quan tài phán của quốc gia này tiến hành xét xử đối với cá nhân thực hiện hành vi phạm tội khi lẩn trốn sang lãnh thổ quốc gia khác. 

>>> Xem thêm: Dấu hiệu của tội phạm là gì? Đặc điểm cơ bản của tội phạm?

Dẫn độ tội phạm có đặc điểm gì?

Đặc điểm của dẫn độ tội phạm có thể kể đến như sau:

Thứ nhất, dẫn độ là việc một nước chuyển giao một cá nhân phạm tội cho một quốc gia khác. Việc chuyển giao này phải được thực hiện dựa trên yêu cầu của nước có yêu cầu. Người bị dẫn độ phải là người đã có hành vi vi phạm pháp luật, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án bằng một bản án theo pháp luật của quốc gia sở tại, sau đó bỏ trốn sang nước được yêu cầu. 

Thứ hai, dẫn độ chỉ có thể được tiến hành khi có yêu cầu dẫn độ từ một quốc gia. Quốc gia này phải là quốc gia mà người phạm tội mang quốc tịch mà hành vi được thực hiện bởi cá nhân trên quốc gia đó bị cấm, bị xem là tội phạm, nơi mà tội phạm hoàn thành hoặc quyền, lợi ích hợp pháp của nước này bị tội phạm gây thiệt hại thì đều có quyền yêu cầu dẫn độ. Việc đồng ý hay từ chối dẫn độ sẽ phụ thuộc vào lý trí của quốc gia được yêu cầu dẫn độ quyết định dựa trên các điều ước quốc tế liên quan đến pháp luật quốc gia và tình hình tội phạm trên thực tế. 

Thứ ba, mục đích của dẫn độ tội phạm gồm hai mục đích. Đó là việc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người phạm tội. Các hoạt động này sẽ do quốc gia yêu cầu tiến hành sau khi tiếp nhận người bị dẫn độ từ quốc gia được yêu cầu. Điều này cũng đã được quy định rõ trong khoản 2 Điều 32 Luật Tương trợ tư pháp năm 2007. 

dan-do-toi-pham-la-gi

Thứ tư, dẫn độ tội phạm thường được thực hiện dựa trên căn cứ các điều ước quốc tế hoặc mức độ thân thiết giữa các quốc gia. Trong trường hợp giữa các quốc gia không được ràng buộc bởi điều ước quốc tế nào thì họ vẫn có thể tiến hành hợp tác dẫn độ tội phạm trên cơ sở thỏa thuận với nhau hoặc nguyên tắc “có đi có lại” – thường được tồn tại dưới hình thức tập quán quốc tế hoặc điều ước quốc tế. 

>>> Đặc điểm của dẫn độ tội phạm là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Nguyên tắc của dẫn độ tội phạm

Quá trình phát triển và xây dựng các điều ước, quy định về dẫn độ tội phạm đã hình thành nên hệ thống các nguyên tắc của dẫn độ tội phạm. Cụ thể ngay dưới đây. 

  1. Nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia 

Đây được xem là một nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế cũng như hoạt động dẫn độ tội phạm. Chủ quyền của mỗi quốc gia là bất khả xâm phạm, thể hiện qua quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp của từng quốc gia.

Khi nhận được yêu cầu dẫn độ tội phạm, quốc gia nhận được yêu cầu có quyền đồng ý hoặc không chấp nhận tùy vào quy định, pháp luật dẫn độ của nước mình hoặc căn cứ vào những điều ước quốc tế mà quốc gia mình đã ký kết hoặc là thành viên. Quốc gia yêu cầu chỉ được tiếp nhận đối tượng dẫn độ sau khi quốc gia được yêu cầu tiến hành thực hiện xong các hoạt động liên quan đến dẫn độ. 

  1. Nguyên tắc có đi có lại

Đây là nguyên tắc pháp lý cần thiết để đảm bảo sự có hiệu quả cho việc dẫn độ tội phạm. Nội dung của nguyên tắc này ghi nhận việc quốc gia được yêu cầu dẫn độ chỉ được thực hiện dẫn độ theo yêu cầu nếu nhận được sự đảm bảo từ phía bên quốc gia yêu cầu rằng nếu có xảy ra những trường hợp tương tự, nước có yêu cầu giúp đỡ chắc chắn cũng sẽ chấp nhận và thực hiện yêu cầu dẫn độ như vậy của nước yêu cầu trong tương lai. 

Nguyên tắc này thể hiện sự tôn trọng sự bình đẳng giữa các quốc gia, tôn trọng chủ quyền của các quốc gia. Đồng thời, không được cản trở các quốc gia trong việc tự nguyện hạn chế chủ quyền của mình và thực hiện việc dẫn độ tội phạm trong trường hợp không có các điều kiện loại bỏ việc dẫn độ. Ngược lại, quốc gia có thể dựa trên cơ sở sự giải thích của mình về chủ quyền, cho phép tội phạm hình sự có thể cư trú trên lãnh thổ nước mình. 

Tuy nhiên, nguyên tắc này không đồng nghĩa với việc phải có sự trao đổi ngang bằng và ngay lúc đó, mà phải tùy thuộc vào từng trường hợp để các quốc gia có thể quyết định việc có đồng ý thực hiện yêu cầu hợp tác với bên kia hay không. Nguyên tắc này được đánh giá là nguyên tắc tồn tại thực tế trong quan hệ của nhiều quốc gia liên quan đến dẫn độ hiện nay. 

  1. Nguyên tắc định tội danh kép 

Được xem là nguyên tắc đặc thù của dẫn độ tội phạm và được hầu hết các quốc gia áp dụng, nguyên tắc này chỉ rõ về quyền từ chối dẫn độ của các quốc gia. Theo nguyên tắc này, cá nhân bị dẫn độ khi và chỉ khi hành vi của họ được định danh là hành vi vi phạm pháp luật theo pháp luật quốc gia của cả nước yêu cầu và nước được yêu cầu dẫn độ.

Có nghĩa là, dẫn độ tội phạm chỉ có thể được tiến hành nếu theo luật của cả hai quốc gia thì đều khẳng định rằng hành vi của cá nhân bị dẫn độ là hành vi tội phạm hình sự và bị truy tố trách nhiệm hình sự cùng với hình phạt là phạt tù. Thời hạn tù giam theo ý chí của các bên được thể chế hóa trong luật pháp nước mình hoặc các bên thỏa thuận được ghi lại trong điều ước quốc tế có liên quan. 

  1. Nguyên tắc không dẫn độ công dân nước mình 

Ở nguyên tắc này, quốc gia được yêu cầu dẫn độ có quyền từ chối việc dẫn độ tội phạm nếu cá nhân phạm tội là công dân nước mình. Nguyên tắc này được ghi nhận trong Hiệp định của Hội đồng Châu Âu năm 1957 về dẫn độ tội phạm, trong các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa các quốc gia, trong hiến pháp và ở cả luật quốc tịch của các nước. Đối tượng bị dẫn độ là các cá nhân đã thực hiện hành vi phạm tội và bị xét xử hành vi phạm tội này hoặc người bị tình nghi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đang lẩn trốn ở ngoài lãnh thổ của quốc gia yêu cầu dẫn độ.  

Tuy nhiên, nguyên tắc này vẫn có ngoại lệ. Cụ thể, nguyên tắc không dẫn độ công dân nước mình cho nước khác sẽ không được áp dụng đối với những trường hợp các cá nhân thực hiện tội phạm quốc tế. 

  1. Nguyên tắc không dẫn độ người phạm tội về chính trị 

Nguyên tắc này đã được ghi nhận trong một số điều ước quốc tế đa phương, song phương về tương trợ tư pháp giữa các quốc gia và trong luật quốc gia của các nước. Mặc dù vậy, nhưng khái niệm về tội phạm chính trị vẫn chưa được thống nhất và đưa ra một cách cụ thể. Theo nguyên tắc, việc xác định tính chất chính trị của tội phạm được thực hiện trong quá trình xét xử tại tòa và nó phụ thuộc vào chính sách chính trị của quốc gia nơi người bị dẫn độ đang lẩn trốn. 

Tính chất chính trị của tội phạm được đề cập tới bằng phương thức xác định chế định dẫn độ tội phạm là chế định đối lập với chế định cư trú chính trị. Ở nguyên tắc này cũng có ngoại lệ đó là, thủ phạm trong việc giết hại nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ hoặc các nhà lãnh đạo cao cấp khác của quốc gia thì sẽ không được hưởng quyền không bị dẫn độ sau khi đã thực hiện hành vi phạm tội của mình. 

>>> Xem thêm: Khách thể của tội phạm là gì? Phân loại khách thể của tội phạm

Phương thức dẫn độ tội phạm

Căn cứ vào việc dẫn độ tội phạm trong pháp luật hình sự quốc tế, về phương thức dẫn độ tội phạm thì các quốc gia thường sử dụng những phương thức dưới đây:

– Các quốc gia thỏa thuận với nhau, cùng đồng ý, chấp nhận một danh mục đầy đủ các loại hình tội phạm phải dẫn độ và danh mục này đã được ghi nhận trong các văn bản pháp lý quốc tế hữu quan; 

– Các quốc gia áp dụng tiêu chuẩn tính chất nghiêm trọng của tội phạm và mức án trừng phạt của pháp luật là điều kiện để xác định loại tội phạm như thế nào để dẫn độ. Tiêu chuẩn mức án trừng phạt nghiêm khắc chỉ được áp dụng với những đối tượng là bị cáo, chứ không được thực hiện đối với tù nhân sau khi bản án đã có hiệu lực;

– Các quốc gia nếu sử dụng phương thức hỗn hợp tức là bao gồm cả hai phương thức trên. Khi đó, trong điều ước quốc tế cũng như luật quốc gia đồng thời ghi nhận cả danh much tội phạm bị dẫn độ cũng như tiêu chí tính chất nghiêm trọng của tội phạm và mức án trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật.

Trên đây là ba phương thức cơ bản và thường được các quốc gia sử dụng. 

>>> Phương thức dẫn độ của tội phạm như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Các trường hợp không được dẫn độ tội phạm

Thứ nhất, không dẫn độ nếu cá nhân bị dẫn độ chuẩn bị sẽ bị kết án đối với tội phạm khác.

Đây là trường hợp này ghi nhận rõ, việc một quốc gia yêu cầu dẫn độ chỉ được phép tiến hành xét xử tội phạm bị dẫn độ với hành vi tội phạm là cơ sở để dẫn độ. Quốc gia này chỉ được xét xử một hành vi phạm tội chứ không được phép xét xử các hành vi tội phạm khác mà cá nhân bị yêu cầu dẫn độ đã thực hiện trong quá khứ. Nếu điều kiện này không được đảm bảo sự tôn trọng, bình đẳng thì quốc gia được yêu cầu có quyền từ chối không dẫn độ tội phạm cho quốc gia yêu cầu.

Điều kiện ở đây nếu đảm bảo được quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người bị dẫn độ, loại trừ được khả năng quốc gia yêu cầu dẫn độ sẽ tiến hành xét xử không đúng với tội danh của cá nhân bị dẫn độ đã được ghi nhận trong yêu cầu dẫn độ và là cơ sở pháp lý để dẫn độ, mà xét xử về tội phạm khác nhằm mục đích phục vụ cho quyền lợi chính trị hoặc tôn giáo về việc không được phép dẫn độ tội phạm khi điều kiện pháp lý không được đảm bảo.

Thứ hai, không dẫn độ nếu án tử hình sẽ được áp dụng theo luật của quốc gia yêu cầu dẫn độ.

Xuất phát từ thực tế của đời sống quốc tế, một số quốc gia hiện nay vẫn đang duy trì sử dụng án tử hình trong hệ thống pháp luật quốc gia, như: Nhật Bản, Pakistan, Mỹ, Việt Nam v.v…… Trong khi đó đã có nhiều nước khác quy định không áp dụng án tử hình trong pháp luật nước mình, như: Đức, Canada, Australia, New Zealand và các quốc gia Tây Âu khác.

Vì vậy, trong các quy định liên quan đến dẫn độ tội phạm của luật quốc tế hay luật quốc gia của một số quốc gia sẽ không áp dụng án tử hình, đều quy định không dẫn độ tội phạm nếu phát sinh khả năng thực tế án tử hình sẽ được áp dụng theo luật pháp của quốc gia yêu cầu dẫn độ đối với cá nhân bị dẫn độ.

Tuy nhiên, quy định pháp lý này được xác định có điểm hạn chế là vẫn có khe hở để tạo điều kiện thuận lợi cho kẻ phạm tội có khả năng lẩn tránh sự trừng phạt nghiêm khắc của công lý. Điểm yếu, sơ hở pháp luật này phát sinh từ sự khác biệt giữa các hệ thống pháp luật trong nước của quốc gia về áp dụng án tử hình.

Để giải quyết vấn đề này, bảo đảm cho công lý được thực thi, các quốc gia đã đưa ra phương pháp giải quyết như: nước được yêu cầu sẽ chấp nhận dẫn độ, nếu quốc gia yêu cầu dẫn độ đảm bảo được rằng cá nhân bị dẫn độ sẽ không bị kết án tử hình hoặc ít ra là mức án tử hình sẽ không được thực hiện.

Như ta đã biết dẫn độ tội phạm là vấn đề quốc tế nhạy cảm, ảnh hưởng đến quyền lợi của các quốc gia, vì vậy quy định phương thức giải quyết như trên sẽ có thể tạo điều kiện thuận lợi cho dẫn độ tội phạm, đảm bảo công lý được tôn trọng khi pháp luật của các quốc gia hữu quan có quy định khác biệt về án tử hình.

can-dan-do-toi-pham-la-gi

Thứ ba, các trường hợp không dẫn độ khác. 

Trong pháp luật quốc tế, cụ thể là điều ước quốc tế cũng như luật quốc gia còn quy định các trường hợp không dẫn độ khác. Cụ thể như sau:

  • Hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân có liên quan đến trách nhiệm dân sự hoặc trách nhiệm hành chính. Hành vi vi phạm loại này lại không được coi là cơ sở pháp lý để dẫn độ;
  • Thời hiệu tố tụng hình sự đã chấm dứt hoặc đã ban hành đạo luật ân xá. Đây là các hoàn cảnh có thể được miễn trách nhiệm hình sự và như vậy việc dẫn độ tội phạm không còn có ý nghĩa;
  • Việc dẫn độ tội phạm không phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật quốc gia được yêu cầu, xâm phạm đến chủ quyền quốc gia, quyền và lợi ích của quốc gia hoặc đe dọa đến an ninh trật tự xã hội;
  • Người được yêu cầu dẫn độ trước đó đã phải gánh chịu một bản án về hành vi vi phạm là cơ sở của yêu cầu dẫn độ hoặc đã được tòa tuyên trắng án;
  • Hành vi tội phạm được thực hiện ở quốc gia này mà quốc gia khác lại đưa ra yêu cầu dẫn độ.

Trong một số điều ước quốc tế, xuất hiện những quy định không cho phép dẫn độ binh sĩ đào ngũ hoặc những cá nhân có hành vi tội phạm chống tôn giáo, hay cá nhân bị dẫn độ bị đe dọa áp dụng các biện pháp nhục hình hoặc các biện pháp dã man vô nhân đạo.

>>> Các trường hợp không được dẫn độ tội phạm là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Thủ tục dẫn độ tội phạm

Thủ tục dẫn độ tội phạm chỉ được thực hiện khi có yêu cầu dẫn độ của nước yêu cầu và kết thúc khi người bị yêu cầu dẫn độ được chuyển giao cho nước yêu cầu. Trình tự, thủ tục gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

  • Người nộp hồ sơ chuẩn bị 02 bộ hồ sơ cũng các căn cứ, tài liệu kèm theo.
  • Địa điểm nộp hồ sơ: Bộ Công an.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý yêu cầu dẫn độ

Thẩm quyền tiếp nhận, kiểm tra và xử lý hồ sơ yêu cầu dẫn độ thuộc về Bộ Công an. Trong thời hạn làm việc 20 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu dẫn độ cùng tài liệu kèm theo, cán bộ làm việc tại Bộ Công an ghi chép vào sổ hồ sơ dẫn độ. Sau đó thành lập đội tiến hành kiểm tra, xác minh hồ sơ yêu cầu dẫn độ.

Trường hợp nếu hồ sơ hợp lệ thì Bộ Công an ngay lập tức chuyển đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền 02 bộ hồ sơ để xem xét, quyết định. Với trường hợp nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì Cán bộ tiếp nhận ở Bộ Công an có trách nhiệm yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu dẫn độ cung cấp thêm thông tin bổ sung. Sau thời hạn tối đa là 60 ngày, kể từ ngày gửi văn bản yêu cầu bổ sung thông tin mà không nhận thêm được thông tin bổ sung thì Bộ Công an gửi trả hồ sơ cho nước yêu cầu dẫn độ và nêu rõ lý do bằng văn bản cụ thể.

Ngoài ra, trường hợp nhiều nước cùng yêu cầu dẫn độ một người thì Bộ Công an sẽ là cơ quan đứng đầu chủ trì và phối hợp với Bộ ngoại giao, Bộ Tư pháp, VKSND tối cao, Tòa án nhân dân tối cao để xem xét, quyết định đáp ứng yêu cầu dẫn độ cho một trong các nước yêu cầu và chuyển hồ sơ yêu cầu dẫn độ cho tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bước 3: Xem xét, quyết định dẫn độ hoặc từ chối dẫn độ

Thẩm quyền thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi người bị yêu cầu dẫn độ đang cư trú, đang bị tạm giam, tạm giữ hoặc chấp hành hình phạt tù. Trong thời hạn làm việc 04 tháng kể từ ngày hồ sơ được thụ lý, nếu đã đáp ứng đủ các yêu cầu về hồ sơ và văn bản yêu cầu dẫn độ thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sẽ ra quyết định xem xét yêu cầu dẫn độ đồng ý hay từ chối.

Trường hợp yêu cầu dẫn độ không thuộc thẩm quyền hoặc bên yêu cầu rút yêu cầu dẫn độ, người bị yêu cầu dẫn độ đã rời khỏi Việt Nam hoặc vì lý do khác mà việc xem xét không thể tiến hành được thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ ra quyết định đình chỉ việc xem xét yêu cầu dẫn độ. Sau đó, TAND cấp tỉnh trả lại hồ sơ cho Bộ Công an để Bộ Công an thông báo bằng văn bản cho nước yêu cầu.

Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét yêu cầu dẫn độ trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ra quyết định xem xét yêu cầu dẫn độ và chuyển ngay một bộ hồ sơ cho VKSND cùng cấp. Chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định dẫn độ hoặc từ chối dẫn độ, Tòa án nhân dân cấp tỉnh gửi quyết định cho người bị yêu cầu dẫn độ, VKSND cùng cấp, Bộ Công an để thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Người bị yêu cầu dẫn độ có quyền kháng cáo. VKSND cùng cấp có quyền kháng nghị trong thời hạn 15 ngày, VKSND tối cao có quyền kháng nghị trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Tòa án nhân dân cấp tỉnh ra quyết định. Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải có trách nhiệm gửi hồ sơ và kháng cáo, kháng nghị cho Tòa án nhân dân tối cao trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ dẫn độ và kháng cáo, kháng nghị, Tòa án nhân dân tối cao mở phiên họp xem xét quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị; Hội đồng xem xét phúc thẩm quyết định về việc dẫn độ hoặc từ chối dẫn độ. Trình tự xem xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định dẫn độ của Tòa án nhân dân cấp tỉnh được thực hiện y như trình tự xem xét dẫn độ tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền.

Bước 4: Thi hành quyết định dẫn độ

Tối đa là 05 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định của Tòa án nhân dân về dẫn độ có hiệu lực pháp luật, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền phải ra quyết định thi hành quyết định dẫn độ. Quyết định thi hành quyết định dẫn độ sau đó phải được gửi bằng văn bản cho VKSND cùng cấp, Bộ Công an, nước yêu cầu dẫn độ và người bị dẫn độ.

Sau khi nhận được quyết định thi hành quyết định dẫn độ, cơ quan Công an có thẩm quyền tiến hành bắt người bị dẫn độ. Việc bắt người bị dẫn độ được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và những điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

>>> Thủ thục dẫn độ tội phạm được thực hiện như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

 Đối tượng và vai trò của dẫn độ tội phạm

Kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển, công nghệ 4.0 lên ngồi, vấn đề tội phạm xuyên quốc gia, nhất là tội phạm khủng bố quốc tế đang diễn ra ngày càng phức tạp và tinh vi đe dọa đến trật tự an toàn xã hội của từng quốc gia nói riêng và toàn thế giới nói chung. Do đó, những biện pháp quan trọng được đưa ra trong việc giúp phòng chống tội phạm đó là đàm phán, ký kết nhiều điều ước quốc tế song phương, đa phương về dẫn độ. 

Đối tượng của dẫn độ tội phạm là những cá nhân phạm tội. Theo các điều ước quốc tế song phương và đa phương, đối tượng dẫn độ là người có hành vi phạm tội mà hành vi vi phạm pháp luật này theo quy định của pháp luật các bên ký kết có thể bị xử phạt tù từ một năm trở lên hoặc có thể là nặng hơn mức đó nữa. 

Ngoài những trường hợp không dẫn độ tội phạm do việc vi phạm những nguyên tắc cơ bản của dẫn độ thì chế định dẫn độ còn được ghi nhận trong một số trường hợp: không dẫn độ nếu cá nhân bị dẫn độ sẽ bị kết án về tội phạm khác; không dẫn độ nếu cá nhân chịu án tử hình, án này sẽ được áp dụng theo luật của quốc gia yêu cầu dẫn độ và các trường hợp không dẫn độ khác. 

Dẫn độ tội phạm đóng một vai trò hết sức quan trọng và cần thiết, nó đảm bảo nguyên tắc rằng ở đâu có tội phạm ở đó có hình phạt, mọi tội phạm đều phải chịu sự trừng phạt theo quy định của pháp luật. Việc dẫn độ tội phạm giúp giữ gìn trật tự xã hội, an toàn an ninh ở mỗi quốc gia nói riêng và đem lại sự hòa bình cho thế giới nói chung.

Xã hội ngày càng phát triển kéo theo tình hình hoạt động của tội phạm ngày càng phức tạp, tinh vi hơn. Sự xuất hiện của dẫn độ tội phạm mang ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác quốc tế, trừng phạt người phạm tội một cách triệt để và hợp pháp, giúp răn đe mọi người. 

hoi-dan-do-toi-pham-la-gi

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí dẫn độ tội phạm là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Như vậy, bài viết trên đây Luật Thiên Mã chúng tôi đã cung cấp cho anh/chị một số quy định liên quan đến vấn đề Dẫn độ tội phạm là gì?. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giúp anh/chị tháo gỡ những vướng mắc của mình. Mọi thắc mắc cần hỗ trợ thêm, anh/chị vui lòng liên hệ số hotline 1900.6174 để được tư vấn nhanh nhất. 

[block id=”fixed-contact-19006