Tin pháp luật

Đặc trưng cơ bản của tham nhũng là gì? Tham nhũng bao nhiêu tiền thì bị khởi tố?

Đặc trưng cơ bản của tham nhũng là gì? Những quy định của pháp luật về vấn đề này là gì? Câu trả lời sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Nếu các bạn có thắc mắc hay câu hỏi về vấn đề tham nhũng, hãy gọi cho Luật Thiên Mã chúng tôi theo số điện thoại 1900.6174, để được hỗ trợ giải đáp. 

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về tham nhũng và các vấn đề có liên quan, gọi ngay 1900.6174

Tham nhũng là gì?

Có thể nói, tham nhũng là vấn nạn mang tính lịch sử, len lỏi trong sự tồn tại và phát triển của  bộ máy Nhà nước từ. Tham nhũng được định nghĩa tại Điều 3 Luật phòng chống tham nhũng, cụ thể: 

“Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn, và lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”. 

dac-trung-co-ban-cua-tham-nhung

Những người có chức vụ, quyền hạn là những cán bộ, công chức, viên chức, được bổ nhiệm và có quyền hạn trong nhiệm vụ được giao. Thực hiện hành vi vụ lợi, là lợi dụng quyền hạn, chức vụ của mình để đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất một cách không chính đáng. Các hành vi chống tham nhũng, bao gồm: Tham ô tài sản, đưa hối lộ, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ…Tham nhũng là quốc nạn của tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước đang phát triển, tham nhũng diễn ra trên tất cả các lĩnh vực kinh tế – chính trị, len lỏi và ăn mòn lợi ích của tất cả người dân. 

Như vậy, có thể thấy tham nhũng là hành của những người có chức vụ, quyền hạn, lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để đạt những mục đích, lợi ích bất hợp pháp. Tình hình tham nhũng ở nước ta hiện nay đáng báo động, nghiêm trọng. 

>>>Xem thêm: Biểu hiện của tham nhũng là gì? Và hạn chế trong quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với cá nhân có hành vi tham nhũng

Tham nhũng là các hành vi như thế nào?

Những hành vi được coi là tham nhũng được quy định tại Điều 2 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018, bao gồm:

-Tội nhận hối lộ 

-Tội tham ô tài sản 

-Tội lạm dụng quyền hạn, chức vụ chiếm để đoạt tài sản 

-Tội lợi dụng chức vụ, quyền hành trong quá trình thực hiện, vì mục đích vụ lợi 

-Tội lạm dụng quyền trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, vì mục đích vụ lợi 

-Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng tới người khác, vì mục đích lợi ích cá nhân

-Tội giả mạo công tác để trục lợi 

dac-trung-co-ban-cua-tham-nhung

-Tội đưa hối lộ, môi giới hối lộ để để giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức vi mục đích vụ lợi 

-Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng trái phép tài sản, mục đích vụ lợi

-Tội nhũng nhiễu với mục đích vụ lợi 

-Tội không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ trách nhiệm vì mục đích vụ lợi 

-Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho các hành vi vi phạm pháp luật, vì mục đích vụ lợi 

Như vậy, nhưng hành vi trên sẽ được xem là tội phạm tham nhũng, sẽ bị xử lý các hình phạt theo quy định của luật hình sự. 

>>>Xem thêm: Tội tham nhũng là gì? Tội tham nhũng gồm những hành vi nào trong Bộ luật Hình sự?

Tâm lý của tội phạm tham nhũng

Đầu tiên, nguyên nhân và động cơ, mục đích chủ yếu của tội phạm tham nhũng xuất phát từ lòng tham cá nhân, tư tưởng cá nhân hoá, vật chất hoá, say mê lợi ích vật chất, phi vật chất, dẫn tới những hành vi tham nhũng. Đam mê lợi ích không phải lúc nào cũng xấu và bị xem là tội phạm, nhưng đam mê lợi ích dẫn tới tha hóa đạo đức, lý tưởng chính trị, gây tổn hại cho Nhà nước và người dân, thì được coi là những tội phạm tham nhũng và sẽ bị xử lý theo pháp luật. Suy cho cùng, mọi hành vi tham nhũng đều xuất phát từ lợi ích cá nhân, và hầu như không có lợi ích tập thể, nếu không vì lợi ích cá nhân của mình, sẽ rất hiếm có hành vi tham nhũng. Vì lợi ích cá nhân quá lớn, chủ thể của tội phạm này có thể bất chấp mọi thủ đoạn, hành vi, bỏ qua mọi hậu quả, để đạt được mục đích của mình. 

Thứ hai, tham nhũng còn do lối sống ăn bám, ỉ lại, phụ thuộc vào người khác, lười lao động, cống hiến của một số bộ phận người tham nhũng. Lối sống tha hoá này, với bản chất ham mê lợi ích, đã tạo thành chất xúc tác để thực hiện hành vi tham nhũng. 

dac-trung-co-ban-cua-tham-nhung

Thứ ba, tham nhũng có thể xuất phát do áp lực công việc, cơ quan, những tác động khách quan đến từ môi trường xung quanh, khiến cho đạo đức của chủ thể ngày càng suy thoái. Bên cạnh đó, một số bộ phận công chức, chưa có ý thức tự rèn luyện ý chí, lý tưởng, lý luận chính trị của mình, dẫn đến lối sống tha hoá như trên. 

Bên cạnh đó, còn do truyền thống văn hoá đã ăn mòn vào tâm trí của một số bộ phận, chế độ quan liêu, những quan niệm lệch chuẩn. Những hình thức dùng quà cáp hối lộ như trở thành một hình thức để làm thân, làm quen, để tạo còn đường làm ăn, phát triển sự nghiệp. Chính vì những nhận thức này, đã khiến nhiều cán bộ tham nhũng, và họ coi những hành vi hối lộ đó là lẽ đương nhiên và tất yếu. Những bất cập trong vấn đề xin – cho, gây ra nhiều vấn đề chưa minh bạch, công khai. 

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về tâm lý của tội phạm tham nhũng? Gọi ngay 1900.6174

Đặc trưng cơ bản của tham nhũng

Hành vi tham nhũng bao gồm các biểu hiện đặc trưng sau: 

-Thứ nhất: Chủ thể thực hiện hành vi tham nhũng là những người có chức vụ, quyền hạn

Biểu hiện cơ bản nhất của tham nhũng là phải được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn. Những người có chức vụ, quyền hạn là những cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, người được giao nhiệm vụ quản lý những doanh nghiệp Nhà nước; 

-Thứ hai: Chủ thể của hành vi tham nhũng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành nhiệm vụ được giao  

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi tham nhũng, đạt được lợi ích bất hợp pháp là biểu hiện thứ hai của tham nhũng. Khi thực hiện hành vi tham nhũng, những người thực hiện hành vi đó phải lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình như một phương tiện để thực hiện hành vi này, để mang lại lợi ích cho bản thân. Đây là dấu hiệu cơ bản để nhận biết một người tham nhũng, bởi nếu một hành vi bất hợp pháp, lợi dụng để mang lại lợi ích cho mình, mà chủ thể thực hiện không phải là người chức vụ, quyền hạn thì đó không được xem là hành vi tham nhũng. 

dac-trung-co-ban-cua-tham-nhung

-Thứ ba: Chủ thể thực hiện hành vi tham nhũng phải có động cơ vụ lợi. 

Người thực hiện hành vi tham nhũng phải đạt được mục đích về lợi ích vật chất, phi vật chất bất hợp pháp, người thực hiện hành vi một cách không cố ý thì không được xem là tham nhũng. Vụ lợi là những lợi ích về mặt vật chất; phi vật chất, tinh thân mà chủ thể đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng của mình. Vì vậy, không bắt buộc chủ thể phải đạt được lợi ích thì mới xem là tham nhũng, mà chỉ cần có dấu hiệu về tội này. 

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về đặc trưng cơ bản của tham nhũng? Gọi ngay 1900.6174

Tham nhũng bao nhiêu tiền thì bị khởi tố

Tham nhũng là hành vi được thực hiện bởi chủ thể có chức vụ, quyền hạn, lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để mang lại lợi ích cá nhân, nhận hối lộ vật chất, phi vật chất 

Theo Điều 354, sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự tội tham nhũng, với những hành vi nhận hối lộ, tham nhũng từ 2.000.000 đồng, bao gồm các tài sản giá trị từ 2.000.000 đồng trở nên. Những hành vi tham nhũng dưới 2.000.000 đồng cung sẽ bị xử lý, nếu trước đó đã bị xử lý về hành vi nhận hối lộ, chưa được xoá án tích mà tiếp tục vi phạm. 

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về tham nhũng bao nhiêu tiền thì bị khởi tố? Gọi ngay 1900.6174

Hình phạt đối với các tội phạm tham nhũng theo quy định của Bộ luật hình sự

Các tội tham nhũng theo quy định của pháp luật quy định từ Điều 353 đến 359, cụ thể: 

Điều 353. Tội tham ô tài sản 

Hành vi phạm tội khoản 1: Từ 2 – 7 năm tù 

Hành vi phạm tội khoản 2: 7 – 15 năm tù 

Hành vi phạm tội khoản 3: 15 – 20 năm tù 

Hành vi phạm tội khoản 4: 20 năm tù, chung thân, tử hình 

Ngoài ra, còn có hình phạt bổ sung: Cấm đảm nhiệm chức vụ, phạt từ 1 – 5 năm tù, phạt tù, tịch thu tài sản 

Điều 354. Quy định về tội nhận hối lộ

Hình phạt khoản 1: 2 – 7 năm tù

Hình phạt khoản 2: 7 – 15 năm  

Hình phạt khoản 3: 15 – 20 năm 

Hình phạt khoản 4: 20 năm, chung thân, tử hình 

Điều 355. Quy định về tội Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Hành vi phạm tội khoản 1: Từ 1 – 6 năm tù 

Hành vi phạm tội khoản 2: 6 – 13 năm tù 

Hành vi phạm tội khoản 3: 13 – 20 năm tù 

Hành vi phạm tội khoản 4: 20 năm tù, chung thân, tử hình 

Điều 356. Quy định về Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Hành vi phạm tội khoản 1: Cải tạo không giam giữ đến 3 năm, phạt tù từ 1 năm đến 5 năm  

Hành vi phạm tội khoản 2: 5 – 10 năm tù

Hành vi phạm tội khoản 3: 10 – 15 năm tù 

Cấm đảm nhiệm chức vụ từ 1- 5 năm, phạt tiền

Điều 357. Quy định về Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ

Hành vi phạm tội khoản 1: Từ 1 – 7 năm tù 

Hành vi phạm tội khoản 2: 5 – 10 năm tù 

Hành vi phạm tội khoản 3: 10 – 15 năm tù 

Hành vi phạm tội khoản 4: 15 – 20 năm tù 

Điều 358. Quy định về Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi

Hành vi phạm tội khoản 1: Từ 1 – 6 năm tù 

Hành vi phạm tội khoản 2: 6 – 13 năm tù 

Hành vi phạm tội khoản 3: 13 – 20 năm tù 

Hành vi phạm tội khoản 4:  20 năm tù, chung thân, tử hình

Điều 350. Quy định về Tội giả mạo trong công tác

Hành vi phạm tội khoản 1: Từ 1 – 5 năm tù 

Hành vi phạm tội khoản 2: 3 – 10 năm tù 

Hành vi phạm tội khoản 3: 7 – 15 năm tù 

Hành vi phạm tội khoản 4:  12 – 20 năm tù 

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về quy định của pháp luật về tham nhũng? Gọi ngay 1900.6174

Người có hành vi tham nhũng đã nghỉ hưu có bị truy cứu không?

Căn cứ Điều 92 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 có quy định về xử lý người có hành vi tham nhũng như sau:

  1. Người có hành vi tham nhũng giữ bất kì chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác.
  2. Người có hành vi tham nhũng quy định tại Điều 2 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
  3. Trường hợp người có hành vi tham nhũng bị xử lý kỷ luật là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì bị xem xét tăng hình thức kỷ luật.
  4. Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, góp phần hạn chế thiệt hại, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng thì được xem xét giảm hình thức kỷ luật, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
  5. Người bị kết án về tội phạm tham nhũng là cán bộ, công chức, viên chức mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên bị buộc thôi việc đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

Như vậy, mặc dù công chức đã nghỉ hưu thì vẫn sẽ bị xử lý đối với hành vi tham nhũng mà người này đã thực hiện trong thời gian còn giữ chức vụ.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về người có hành vi tham nhũng nhưng đã về hưu? Gọi ngay 1900.6174

Trên đây là toàn bộ những thông tin, những quy định về đặc trưng cơ bản của tham nhũng. Nếu các bạn có thắc mắc về vấn đề tham nhũng, hay bất cứ vấn đề pháp luật khác hãy gọi cho Luật Thiên Mã chúng tôi theo số điện thoại 1900.6174.     

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7