#1 Bảng Giá Dịch Vụ [Đăng Ký Mã Vạch Sản Phẩm] Rẻ nhất Năm 2021

Doanh nghiệp nên tiến hành đăng ký mã vạch để đảm bảo việc bán hàng hiệu quả với hệ thống tính tiền tự động hiện nay. Đồng thời việc gắn mã vạch lên sản phẩm, còn giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát số lượng hàng hóa nhanh chóng, giảm được các chi phí trong quá trình sản xuất. Nếu cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký mã vạch nhưng chưa rõ quy trình, thủ tục ra sao? Bài viết này, sẽ giải đáp cho Quý vị và cung cấp một số thông tin hữu ích liên quan đến mã vạch.

Lựa chọn mã vạch phù hợp với doanh nghiệp của bạn

Hiện nay có các mã số mà Quý khách có thể lựa chọn đăng ký tuỳ thuộc vào số lượng sản phẩm và nhu cầu của Quý khách như sau:

  • Mã 7 chữ số: áp dụng đối với khi đăng ký tổng chủng loại sản phẩm trên 10.000 dưới 100.000 sản phẩm.
  • Mã 8 chữ số: áp dụng đối với khi đăng ký tổng chủng loại sản phẩm trên 1000 dưới 10.000 sản phẩm.
  • Mã 9 chữ số: áp dụng đối với khi đăng ký tổng chủng loại sản phẩm trên 100 dưới 1. 000 sản phẩm.
  • Mã 10 chữ số: áp dụng đối với khi đăng ký tổng chủng loại sản phẩm dưới 100 sản phẩm.
  • Mã EAN 13 là mã địa điểm toàn cầu: có mười ba chữ số quy định cho tổ chức/doanh nghiệp và địa điểm, gồm mã quốc gia, số phân định tổ chức/doanh nghiệp hoặc địa điểm và một số kiểm tra.

Chi phí đăng ký mã số mã vạch là bao nhiêu?

Các khoản nghĩa vụ tài chính liên quan đến mã số, mã vạch được quy định tại Thông tư số 232/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính, trong đó có lệ phí duy trì mã vạch hàng năm như sau:

  • Lệ phí duy trì khi sử dụng mã doanh nghiệp GS1:

Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số là 500 nghìn đồng; Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số là 800 nghìn đồng; Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số là 1 triệu 500 nghìn đồng; Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số là 2 triệu đồng.

  • Lệ phí khi sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) là 200 nghìn đồng
  • Lệ phí khi sử dụng mã địa điểm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) là 200 nghìn đồng.

Xem thêm: Đăng ký mã vạch 9 số ở đâu? Quy trình thực hiện như thế nào?

Thủ tục đăng ký mã vạch bao gồm những gì?

Để thực hiện đăng ký mã số mã vạch, Quý khách cần cung cấp cho chúng tôi :

  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thương mại hoặc Quyết định thành lập đối với tổ chức
  • Danh mục sản phẩm của Quý khách

Hồ sơ đăng ký mã vạch bao gồm:

  • 02 bản đăng ký sử dụng mã số đã điền đầy đủ thông tin, thủ trưởng ký tên, đóng dấu;
  • 01 bản sao “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thương mại hoặc “ Quyết định thành lập” đối với các tổ chức khác
  • 02 bản đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN

Thời gian đăng ký mã vạch mất bao lâu?

Sau 01 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ quý khách có giấy chứng nhận mã số tạm thời, trong đó có mã số để quý khách in ấn và sử dụng

Sau 15- 20 ngày quý khách hàng sẽ nhận được 01 bản gốc Giấy chứng nhận mã số mã vạch do Tổng cục Tiêu chuẩn và chất lượng cấp và chất lượng cấp.

Quy trình đăng ký mã số mã vạch

Quy trình làm việc của Luật Thiên Mã đối với dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã vạch

Doanh nghiệp muốn đăng ký sử dụng mã vạch cho sản phẩm của mình, cần chuẩn bị hồ sơ và nộp đến trụ sở của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam.

Bước 2: Giải quyết hồ sơ đăng ký mã vạch

  • Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ hợp lệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam, sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ;
  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Chuyên viên ra thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo quy định trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.

Bước 3: Nhận kết quả

Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan thường trực về mã số mã vạch ra thông báo, sau đó vào sổ đăng ký, lưu vào ngân hàng mã số mã vạch quốc gia và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã vạch;

Xem thêm: Lệ phí cấp, duy trì mã số mã vạch từ ngày 01/07/2020

Cơ quan tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký mã vạch là tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam) – cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Có trụ sở đặt tại Số 08, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hiện tại, GS1 Việt Nam quản lý mã quốc gia 893 và được phép cấp mã vạch cho sản phẩm của các nhà sản xuất, phân phối, bán buôn, bán lẻ có giấy phép kinh doanh và hoạt động tại Việt Nam.

Cam kết của Luật Thiên Mã

  • Chất lượng dịch vụ đặt lên hàng đầu.
  • Đăng ký mã vạch thành công
  • Không phát sinh thêm chi phí
  • Đảm bảo thời gian

Ưu điểm khi đăng ký mã vạch là gì?

  • Chi phí dịch vụ hợp lý và trọn gói nhất.
  • Đến tận nơi tư vấn khách hàng và ký kết hồ sơ, giấy tờ
  • Khách hàng không phải lên Cơ quan nhà nước để làm việc
  • Cam kết đảm bảo thời gian thực hiện công việc
  • Ưu đãi giảm 10% chi phí dịch vụ cho những lần thực hiện dịch vụ tiếp theo…

Xu hướng đăng ký mã vạch trong tương lai

Ngày nay, để phát triển sản phẩm của mình cũng như thể hiện sự chuyên nghiệp của nhà sản xuất, các doanh nghiệp sản xuất ngày càng ý thức được lợi ích của việc tiến hành đăng ký mã số mã vạch sản phẩm. Vì vậy trong tương lai dịch vụ đăng ký mã số mã vạch ngày càng phát triển

Những câu hỏi khi doanh nghiệp đăng ký mã vạch

Mã số mã vạch có quan trọng không?

Luật Thiên Mã trả lời: Hiện nay, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lương được sản xuất, phân phối và tiêu thụ ồ ạt, tràn lan, các lực lượng chức năng chưa thể kiểm soát được lượng hàng hóa này, Các sản phẩm chính hãng và hàng nhái không rõ nguồn gốc xuất xứ bị trà trộn khiến người tiêu dùng không phân biệt được đâu là hàng thật, đâu là hàng nhái. Mã số mã vạch là tài liệu quan trọng để kiểm tra thông tin hàng hóa, giúp người tiêu dùng phân biệt được nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.

Việc đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm có bắt buộc không?

Luật Thiên Mã trả lời: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc đăng ký mã số mã vạch là không bắt buộc. Tuy nhiên để thể hiện sự chuyên nghiệp của mình trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp có thể tiến hành đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm của mình.

Mất thời gian bao lâu sau nộp hồ sơ đăng ký thì sẽ được sử dụng mã số mã vạch

Luật Thiên Mã trả lời: Theo quy định hiện hành thì sau 01 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ quý khách có giấy chứng nhận mã số tạm thời, trong đó có mã số để quý khách in ấn và sử dụng.

Phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hiện tại là bao nhiêu?

Phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hiện tại tính như sau:

  • Phân loại phí
  • Mức thu(đồng/năm)

Xem thêm: Đăng ký mã số mã vạch ở đâu? Gồm giấy tờ gì và thời gian bao lâu?

Trường hợp tổ chức, cá nhân được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch sau ngày 30 tháng 6 nộp 50% (năm mươi phần trăm) mức phí duy trì tương ứng với từng loại mã số mã vạch theo quy định nêu trên.

Văn bản pháp luật áp dụng cho đăng ký mã số mã vạch

Văn bản hợp nhất 15/VBHN-BKHCN năm 2015 hợp nhất Quyết định Quy định về cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Thông tư 232/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã số mã vạch do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Luật Thiên Mã đang cung cấp dịch vụ bản quyền (sở hữu trí tuệ ) trong đó có xin cấp đăng ký mã số mã vạch với chi phí thấp nhất, dịch vụ uy tín và nhanh nhất. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn miễn phí, hỗ trợ soạn thảo hồ sơ hoặc báo giá dịch vụ vui lòng liên hệ hotline 0977.532.155 hoặc email: luatthienma@gmail.com để được hỗ trợ và tư vấn giải quyết yêu cầu nhanh chóng và hiệu quả.

Bạn đang xem bài viếthướng dẫn cách đăng ký mã vạch sản phẩm chi tiết 2020 tại chuyên mục dịch vụ bản quyền