Con riêng thuộc hàng thừa kế thứ mấy? Bạn chưa hiểu rõ những quy định của pháp luật về thừa kế? Bạn đang tìm kiếm những quy định của pháp luật về thừa kế?. Bài viết dưới đây của Luật Thiên Mã nhằm cung cấp những quy định của pháp luật về thừa kế, bao gồm: Định nghĩa thừa kế; Hàng thừa kế gồm những ai?, giải đáp những câu hỏi của quý khách gửi về liên quan đến vấn đề thừa kế, như: Con riêng của vợ (chồng) thì thuộc hàng thừa kế thứ mấy? Trường hợp nào thì con riêng không được hưởng di sản thừa kế?. Nếu quý khách có thắc mắc về vấn đề thừa kế trên, hay những vấn đề pháp luật khác, hãy nhấc máy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại liên lạc 1900.6174, để được hỗ trợ giải đáp.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí con riêng thuộc hàng thừa kế thứ mấy? Gọi ngay: 1900.6174
Thừa kế là gì?
Thừa kế là thuật ngữ đã xuất hiện từ lâu và quen thuộc đối với tất cả mọi người. Thừa kế được quy định tại Bộ luật dân sư 2015, theo đó, chúng ta có thể hiểu: Thừa kế là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người sống, tài sản để lại này còn được gọi là di sản.
Thừa kế bao gồm thừa kế theo di chúc, nếu người chết để lại di chúc theo nguyện vọng của mình và di chúc đó hợp pháp. Và thừa kế theo pháp luật, là trường hợp người chết không để lại di chúc và các quy định khác được quy định trong bộ luật này.
Tóm lại, có thể hiểu một cách đơn giản thừa kế là việc thực thi chuyển giao tài sản của người đã chết cho người sống, dựa trên nguyện vọng chuyển giao của người đã chết, hoặc chia theo quy định của pháp luật.
>>> Xem thêm: Đơn xác nhận hàng thừa kế được lập như thế nào để hợp lệ và đúng với quy định của pháp luật?
Hàng thừa kế là gì?
Hàng thừa kế được quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015, theo đó “Hàng thừa kế” bao gồm những người có mối quan hệ ruột thịt; gần gũi với người đã mất. Hàng thừa kế được pháp luật chia thành ba hàng, phân loại từ những người có mối quan hệ thân thiết nhất với người chết thuộc hàng thừa kế thứ nhất, tiếp theo là hàng thừa kế thứ hai và thứ ba
Mục đích của hàng thừa kế nhằm xác định mối quan hệ của người đã chết, để dựa vào đó phân chia di sản. Những người nằm trong cùng một hàng thừa kế, sẽ được chia di sản có giá trị ngang bằng nhau.
>>> Chuyên viên tư vấn miễn phí hàng thừa kế là gì? Gọi ngay: 1900.6174
Hàng thừa kế gồm những ai?
Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự, hàng thừa kế bao gồm ba hàng thừa kế, cụ thể:
Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ; chồng; cha đẻ; mẹ đẻ; cha nuôi; mẹ nuôi; con đẻ; con nuôi của người mất
Hàng thừa kế thứ hai: ông nội; bà nội; ông ngoại; bà ngoại; anh ruột; chị ruột; em ruột
Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; cháu ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Cần lưu ý đối với hàng thừa kế thứ nhất:
Vợ thuộc hàng thừa kế thứ nhất của chồng và ngược lại. Được xem là vợ (chồng) khi cả hai bên kết hôn hợp pháp. Trường hợp vợ – chồng đã chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân, nhưng một trong hai người sau đó chết, thì người còn lại vẫn được hưởng di sản thừa kế.
Trường hợp Vợ – chồng ly hôn mà Tòa chưa có bản án chính thức, chưa có hiệu lực pháp luật, mà trong khi đó một trong hai người chết, người còn lại sẽ được hưởng di sản thừa kế
Không phải tất cả các hàng thừa kế sẽ được hưởng di sản thừa kế đồng thời và giá trị di sản như nhau. Việc phân chia di sản thừa kế sẽ phân theo quy định của pháp luật như sau: Những người thuộc cùng trong một hàng thừa kế sẽ được thừa kế ngang nhau.
Khi nào những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất chết cùng; chết trước; chết sau; bị truất quyền thừa kế; từ chối nhận di sản thừa kế, thì những người thừa kế ở hàng thứ hai mới được nhận di sản thừa kế. Tương tự với hàng thừa kế thứ ba, nếu hàng thừa kế thứ hai không còn ai hoặc không ai nhận thừa kế, thì những người thuộc hàng thừa kế thứ ba được hưởng di sản thừa kế.
>>> Hàng thừa kế gồm những ai? Gọi ngay: 1900.6174
Con riêng thuộc hàng thừa kế thứ mấy?
Hiện nay, nhiều gia đình không chỉ đơn thuần một vợ một chồng theo quy định của pháp luật, bao gồm nhiều mối quan hệ: con chung; con riêng; bố dượng hay mẹ kế. Vậy nên, rất nhiều câu hỏi đặt ra khi bố (mẹ) chết thì con riêng có nằm trong hàng thừa kế không?.
Theo quy định tại Điều 645 Bộ luật dân sư: Trường hợp nếu bố hoặc mẹ có con riêng, có quan hệ chăm sóc nhau; nuôi dưỡng như cha con; mẹ con; thì con riêng này được hưởng di sản thừa kế của bố (mẹ) riêng. Điều này theo quy định thừa kế thế vị và thừa kế theo pháp luật.
Con riêng được hưởng thừa kế theo quy định pháp luật, nếu con riêng của bố (mẹ) có quan hệ nuôi dưỡng; chăm sóc nhau và xem như bố (mẹ) ruột, thì họ được công nhận như là con đẻ của bố (mẹ) dượng. Vì vậy, họ sẽ được hưởng di sản theo hàng thừa kế thứ nhất.
Con riêng còn được hưởng thừa kế thế vị của bố (mẹ), nếu con riêng của bố dượng hoặc mẹ kế chết trước; chết cùng thời điểm với bố (mẹ) thì cháu của họ sẽ được hưởng di sản, là số di sản mà nếu bố (mẹ) của chúng còn sống được hưởng.
Có thể thấy, con riêng của bố dượng, mẹ kế cũng được hưởng di sản thừa kế theo hai quy định tại bộ luật, là: thừa kế thế vị và thừa kế theo pháp luật.
>>> Con riêng thuộc hàng thừa kế thứ mấy? Gọi ngay: 1900.6174
Trường hợp nào thì con riêng không được hưởng thừa kế di sản của cha dượng?
Bên cạnh những quy định con riêng được hưởng di sản thừa kế của bố dượng hay mẹ kế, thì có những trường hợp con riêng không được hưởng di sản thừa kế của cha dượng, cụ thể:
-Nếu di chúc để lại của cha dượng, hay mẹ kế không hợp pháp.
-Mối quan hệ của con riêng và bố dượng không có quan hệ chăm sóc; nuôi dưỡng nhau như cha đẻ
-Con riêng nằm trong các trường hợp không được hưởng di sản, theo quy định tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015, bao gồm:
-Người bị pháp luật kết án về hành vi xâm hại tính mạng; sức khoẻ hoặc có hành vi ngược đãi; đánh đập người để lại di sản.
-Trường hợp người con có hành vi vi phạm nghiêm trọng trách nhiệm nuôi dưỡng người để lại di sản
-Người bị pháp luật kết án về tội xâm phạm tính mạng; sức khỏe người hưởng thừa kế khác
-Có hành vi cưỡng ép; xúi giục; lừa dối người để lại di sản trong việc lập di chúc, các hành vi như: sửa chữa di chúc; làm giả di chúc; cố ý che giấu di chúc.
>>> Trường hợp nào thì con riêng không được hưởng thừa kế di sản của cha dượng? Gọi ngay: 1900.6174
Trên đây là toàn bộ thông tin Luật Thiên Mã cung cấp cho quý vị về con riêng thuộc hàng thừa kế thứ mấy?. Thừa kế là vấn đề pháp lý quan trọng, liên quan trực tiếp đến lợi ích cá nhân của mỗi người. Chúng ta cần nắm rõ và hiểu được những quy định của pháp luật về vấn đề này, để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. Mong rằng những thông tin trên, sẽ giúp quý vị hiểu hơn về các quy định của pháp luật về thừa kế. Trong quá trình tiếp nhận thông tin, nếu quý khách có thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi số điện thoại 1900.6174, để được đội ngũ tư vấn viên hỗ trợ.