Luật hình sự

Có nên tử hình hay không? Các quốc gia xóa bỏ tử hình

Có nên tử hình hay không? Tử hình là gì?; Các quốc gia đã xóa bỏ án tử hình trong bộ luật hình sự; Quan điểm xóa bỏ hình phạt tử hình và duy trì hình phạt tử hình; Có nên xóa bỏ hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự không?; và Quy trình thi hành án tử hình. Trong quá trình tìm hiểu thông tin, nếu các bạn có thắc mắc về những quy định về vấn đề tử hình, hay bất kỳ vấn đề pháp luật khác, hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại 1900.6174, để được tư vấn giải đáp. 

>>> Có nên xóa bỏ hình phạt tử hình hay không? Gọi ngay: 1900.6174

Tử hình là gì?

Hiện nay, trên thế giới vẫn còn nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau về tử hình. Những nước bác bỏ hình phạt tử hình, luôn không đồng ý với hình thức này, và những quốc gia đồng ý với án tử hình, giữ án tử hình trong bộ luật, cho rằng đây là hình phạt nghiêm khắc, mang tính răn đe cao, được áp dụng đối với những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất, dành cho những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Tử hình, là hình phạt chấm dứt quyền sống của một người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Trong bộ luật hình sự, quy định về tử hình: 

Là hình phạt đặc biệt, chỉ áp dụng đối với những người đặc biệt nghiêm trọng, thuộc nhóm đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia, tính mạng con người, các tội về ma tuý, tham nhũng, và những tội khác được quy định trong bộ luật này. 

thu-huy-co-nen-tu-hinh-hay-khong

Không áp dụng hình phạt tử hình đối với những người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng tôi và người đủ 75 tuổi trở lên. 

Không áp dụng án tử hình đối với những trường hợp, người phạm tội tham ô, nhận hối lộ, nhưng chủ động nộp lại tài sản giá trị ¾ số tài sản tham ô, hợp tác tích cực đối với cơ quan chức năng trong quá trình điều tra. 

Tử hình còn có các mục đích, như: Thứ nhất, tử hình là phương tiện, phương thức để bảo vệ mỗi cá nhân trong xã hội, trước những sự vi phạm về sự xâm phạm tính mạng. Tội phạm xâm phạm đe dọa đến tính mạng một cách tự nhiên, tử hình là phương thức trừng trị người phạm tội. Tử hình là hình phạt cao nhất, trong hệ thống pháp luật Việt Nam, vì vậy, nó phản ánh tính chất, đặc điểm của tội phạm nguy hiểm, và cần phải loại bỏ khỏi xã hội. 

-Thứ hai, tử hình góp phần vào sự giáo dục, răn đe cho những hành vi phạm tội khác. 

-Sự nghiêm khắc trong án tử hình, cho thấy mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, những tội đặc biệt nghiêm trọng. Bởi nhiều nhà làm luật cho rằng, những hình phạt tử hình áp dụng cho những đối tượng không thể tiếp tục cải tạo, giáo dục, không còn có khả năng tái hòa nhập với xã hội. Vì vậy, việc loại bỏ khả năng những người phạm tội này có thể trốn thoát, vượt ngục là cần thiết hơn cả. 

Như vậy, có thể hiểu, tử hình là hình phạt tước bỏ quyền sống của một người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Đây là hình phạt đặc biệt và nghiêm khắc nhất trong hệ thống pháp luật. 

>>> Xem thêm: Tội phạm ít nghiêm trọng là gì? Quy định Bộ luật hình sự 2015 có những tội gì liên quan

Các quốc gia đã xóa bỏ hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự

Hiện nay, theo quy Ân xá quốc tế, trên thế giới đã cso 144 quốc gia bãi bỏ hoặc hoãn bỏ hình phạt tử hình trong hệ thống pháp luật. Có những quốc gia, đã loại bỏ hình phạt này, nhưng còn một số quốc gia vẫn giữ hình phạt tử hình.

Theo thống kê, có trên thế giới có 108 quốc gia đã xóa bỏ hoàn toàn án tử hình cho tất cả loại tội phạm. Những nước xóa bỏ án tử hình, đều là những nước thuộc Liên Minh Châu Âu, Úc, Mexico; Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Croatia, Cộng hòa Czech, Hungary, Cộng hòa Slovakia, Bulgaria, Moldova… Thực trạng áp dụng án tử hình trên 195 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, có thể đưa ra thống kê như sau: 

-Có tất cả 55 quốc gia vẫn duy trì hình phạt tử hình 

-Có 28 quốc gia, còn duy trì hình thức tử hình, nhưng trên thực tế, có thể xem như đã bãi bỏ hình phạt tử hình vì chưa ghi nhận án phạt tử hình nào trong nửa thập kỷ qua. 

-Có 8 quốc gia chưa thi hành án tử hình đối với người phạm tội trong 14 năm trở lại đây, có thể hiểu đã bỏ án tử hình trên thực tế

-Có 104 quốc gia xóa bỏ hình phạt tử hình cho mọi tội danh, một số quốc gia tiêu biểu gần đây như: Madagascar; Fiji; Cộng hòa dân chủ Congo

Bên cạnh đó, hầu hết án tử hình vẫn được duy trì ở các nước khu vực Châu Á và Châu Phi, thậm chí một số quốc gia vẫn áp dụng án tử hình thường xuyên như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nhật, Thái Lan,… 

Như vậy, có thể thấy các quốc gia xóa bỏ án tử hình chủ yếu là những quốc gia thuộc khu vực Châu Âu. Bên canh đó, nhưng nước thuộc khu vực Châu Á, Phi đa số vẫn duy trì án tử hình. 

>>> Các quốc gia đã xóa bỏ hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự? Gọi ngay: 1900.6174

Quan điểm xóa bỏ hình phạt tử hình và duy trì hình phạt tử hình

-Thứ nhất, về quan điểm đồng ý xóa bỏ hình phạt tử hình 

Về mặt pháp lý: Những người đồng ý với quan điểm này, cho rằng quyền được sống là một trong những quyền cơ bản của con người, là một trong ba thế hệ quyền con người. Vì vậy, không ai có quyền được tước đi tính mạng của người khác, tước đi quyền sống của một người, hành vi đó được coi là vi phạm quyền thiêng liêng của người khác 

Về mặt đạo lý: Hình phạt tử hình, có ảnh hưởng lớn đến bản thân người bị tuyên án tử hình. đặc biệt về mặt tinh thần, họ sẽ rơi vào trạng thái khủng hoảng, rối loạn, lo âu trong thời gian chờ đợi thi hành án. Bên cạnh đó, người thân của họ cũng phải đối mặt với nỗi đau kéo dài. 

Về tính hiệu quả: Hình phạt tử hình không có hiệu quả làm giảm tỷ lệ gia tăng tội phạm. Bởi những người thực hiện hành vi phạm tội, trước đó họ đã tính đến hậu quả mà mình phải gánh chịu khi thực hiện hành vi phạm tội, và vẫn thực hiện, chấp nhận hậu quả xảy ra đối với mình. Ngoài ra, mục đích cải tạo, giáo dục người phạm tội không có nếu thi hành án tử hình, bản chất của pháp luật suy cho cùng là giáo dục, răn đe những hành vi phạm tội, nhưng nếu tử hình những người này, họ sẽ không còn cơ hội thay đổi, cải tạo, sửa chữa những sai lầm của mình. 

Ngoài ra, hình phạt tử hình không thể thay đổi, những hình phạt oan sai, xảy ả sai sót trong quá trình tố tụng dẫn đến xử sai người sai tội, hình phạt tử hình tước đi quyền sửa chữa sai lầm, khắc phục hậu quả. 

ghi-co-nen-tu-hinh-hay-khong

Quan điểm duy trì hình phạt tử hình  

 Về mặt pháp lý:  quyền được sống là một trong những quyền cơ bản của con người, là một trong ba thế hệ quyền con người. Vì vậy, không ai có quyền được tước đi tính mạng của người khác, tước đi quyền sống của một người, hành vi đó được coi là vi phạm quyền thiêng liêng của người khác. Tuy nhiên, Nếu cho rằng án tử hình là xâm phạm quyền sống của con người thì án tù cũng là hình phạt xâm phạm quyền thân thể của con người. Như vậy, án tử hình duy trì về mặt pháp lý đó là sự trừng phạt chính đáng đối với những hành vi xâm phạm đến quyền của người khác.

Về mặt đạo lý: Án tử hình sẽ mang lại công lý cho nạn nhân và gia đình nạn nhân, và để ngăn ngừa tội phạm. Bảo vệ những nền tảng tốt đẹp của xã hội. 

Về hiệu quả:  tử hình chính là biện pháp răn đe hiệu quả nhất so với các biện pháp khác. Trong một công trình nghiên cứu của  Isaac Ehrlich, chỉ ra rằng cứ mỗi cuộc thi hành án tử hình, sẽ giảm được từ 7 đến 8 vụ giết  người. Thông thường, những người thực hiện những hành vi như giết người, tham nhũng, họ đều cân nhắc tới hậu quả sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào, vậy nên tử hình có thể ngăn chặn được hành vi vi phạm tội từ trong ý nghĩa nếu còn giữ án tử hình. 

Tổng hợp lại, từ những quan điểm trên, có thể thấy tử hình vẫn là điều khiến nhiều người tranh cãi, và là chủ đề được nhiều người quan tâm, đưa ra ý kiến mỗi khi được đem ra bàn luận. Những quan điểm ủng hộ, và phản đối tử hình, đều có những lập luận, quan điểm riêng của mình, để bảo vệ quan điểm đó. Có lẽ, việc thi hành án tử hình sẽ được áp dụng tuỳ thuộc vào bối cảnh của quốc gia thi hành hình phạt này, không có hình phạt nào là tuyệt đối. 

>>> Xem thêm: Che giấu tội phạm là gì? Che giấu tội phạm có bị ngồi tù không?

Có nên tử hình hay không trong Bộ luật hình sự?

Khi quyết định có nên xóa bỏ hình phạt tử hình hay không?, vấn đề này liên quan đến yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm thuộc quyền tài phán của riêng mỗi quốc gia. 

Đối với Việt Nam, hình phạt tử hình không phải là vấn đề quyền con người, mà là vấn đề pháp lý hình sự, án tử hình chưa thể bãi bỏ. Trên thực tế, hiện nay chưa có cơ chế nào bắt buộc tất cả các quốc gia phải xóa bỏ án tử hình, theo Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị, mà Việt Nam tham gia quy định các quốc gia thành viên căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh của quốc gia mình, áp dụng hình phạt tử hình một cách phù hợp với tội phạm.   

Trong tương lai, nếu nhận thức của mọi người được nâng cao, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, thì hình phạt tử hình có thể được xóa bỏ khỏi đời sống xã hội là một xu hướng tất yếu. Thực tiễn Việt Nam, là quốc gia đang phát triển, việc xoá bỏ án tử hình là một vấn đề quan trọng, cần cân nhắc kỹ lưỡng, trong khi tình hình tội phạm đặc biệt nghiêm trọng ngày càng nghiêm trọng, diễn biến phức tạp hơn, đặc biệt là những tội như: giết người, tham nhũng, ma túy… Biện pháp ngăn chặn loại tội phạm này hiệu quả hiện nay chủ có tử hình. Tránh gây ra những tác động tiêu cực, ảnh hưởng tới tâm lý, an toàn trật tự, xã hội. 

Xu hướng của Việt Nam chưa bỏ hình phạt tử hình nhưng sẽ loại bỏ dần. Bộ luật Hình sự  năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2017 thể chế hóa chủ trương hạn chế áp dụng hình phạt tử hình được khẳng định tại các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp. Bộ luật Hình sự 2015 đã bãi bỏ hình phạt tử hình đối với các tội danh: 

 -Điều 168 Tội cướp tài sản 

-Điều 193:Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm 

-Điều 249 Tội tàng trữ trái phép chất ma túy

-Điều 252: Tội chiếm đoạt trái phép chất ma túy

-Điều 303: Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia 

-Điều 394: Tội chống mệnh lệnh

-Điều 399: Tội đầu hàng địch

Theo đó, có 03 tội đã được bỏ xử lý hình phạt tử hình, bao gồm:

– Điều 193: Tội buôn bán, sản xuất hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm;

-Điều 249: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy;

– Điều 252: Tội chiếm đoạt chất ma túy.

Ngoài ra, Theo quy định tại Điều 40 bộ luật hình sự 2015, quy định những trường hợp không áp dụng hình phạt tử hình: 

-Người phạm tội thuộc đối tượng dưới 18 tuổi 

-Người phạm tội là phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi 

-Người phạm tội đủ 75 tuổi trở lên khi đang xét xử 

Như vậy, có thể thấy hiện tại Việt Nam vẫn chưa thể xóa bỏ hình phạt án tử hình. Tuy nhiên, trong tương lai, nếu nhận thức của mọi người được nâng cao, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, thì hình phạt tử hình có thể được xóa bỏ khỏi đời sống xã hội là một xu hướng tất yếu.

>>> Có nên tử hình hay không trong Bộ luật hình sự? Gọi ngay: 1900.6174

Quy trình thi hành án tử hình?

Quy trình thi hành án tử hình diễn ra theo các bước sau: 

Bước 1: Tiêm thuốc làm mất tri giác.

Sau khi tiêm thuốc xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra; nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất tri giác; thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất tri giác.

Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động.

Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim. Bỏ hình phạt tử hình thì sẽ không tốn chi phí?

cong-co-nen-tu-hinh-hay-khong

>>> Quy trình thi hành án tử hình diễn ra như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Trên đây là toàn bộ những thông tin về có nên tử hình hay không? mà chúng tôi cung cấp cho các bạn. Mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp bên trên, sẽ giúp các bạn hiểu hơn về những quy định về hình phạt này. Nếu có thắc mắc về vấn đề trên, hay bất kỳ vấn đề pháp luật khác, hãy gọi cho Luật Thiên Mã  theo số điện thoại 1900.6174, để được tư vấn giải đáp.      

 

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7