Chứng minh nhân dân có thời hạn bao lâu? Hiện nay, có nhiều trường hợp đã bị xử phạt hành chính vì sử dụng chứng minh nhân dân hết hạn, vì vậy cần giúp người dân có thêm kiến thức về thời hạn sử dụng của chứng minh nhân dân kể từ ngày được cấp.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mang đến một cái nhìn tổng quan về thời hạn của chứng minh nhân dân, từ khái niệm cơ bản của chứng minh nhân dân đến thời hạn sử dụng của chứng minh nhân dân. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào muốn đặt ra cho Luật Thiên Mã, quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được giải đáp!
>>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí chứng minh nhân dân có thời hạn bao lâu? Gọi ngay: 1900.6174
Chứng minh nhân dân là gì?
Theo quy định tại Điều 01 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận các đặc điểm và nội dung cơ bản của mỗi cá nhân trong độ tuổi được quy định bởi pháp luật, nhằm bảo đảm rằng mọi người có thể đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, chứng minh nhân dân là loại giấy tờ pháp lý cá nhân bao gồm các thông tin cá nhân (họ tên, năm sinh..) và thông tin cư trú (địa chỉ thường trú, quê quán..) do cơ quan có thẩm quyền cấp.
>>> Xem thêm: Thủ tục ly hôn khi không có chứng minh thư/ Căn cước công dân
Chứng minh nhân dân có thời hạn bao lâu?
Theo quy định tại Mục 4 Phần I Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13) hướng dẫn Nghị định 05/1999/NĐ-CP do Bộ công an ban hành, thời hạn sử dụng của chứng minh nhân dân như sau:
- Giá trị sử dụng của chứng minh nhân dân là 15 năm.
- Người dân Việt Nam chỉ được cấp một chứng minh nhân dân và có một số chứng minh nhân dân khác nhau. Nếu chứng minh nhân dân bị thay đổi hoặc bị mất, nó phải được đổi bằng cách cấp lại một giấy chứng minh nhân dân mới. Tuy nhiên, số ghi trên chứng minh nhân dân vẫn giữ đúng theo số đã cấp.
Như vậy, chứng minh nhân dân có thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày được cấp; mỗi cá nhân được cấp một chứng minh nhân dân và số chứng minh nhân dân khác nhau; khi có thay đổi về việc cấp mới hoặc báo mất chứng minh nhân dân thì số chứng minh nhân dân sẽ được giữ nguyên trừ trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
>>> Thời hạn của chứng minh nhân dân là bao lâu? Gọi ngay: 1900.6174
Có bắt buộc đổi chứng minh nhân dân sang công cước công dân hay không?
Căn cứ quy định tại Mục 4 Phần I Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13), số và thời hạn sử dụng của chứng minh nhân dân cụ thể:
- Giá trị sử dụng của chứng minh nhân dân là 15 năm.
- Người dân Việt Nam chỉ được cấp một chứng minh nhân dân và có một số chứng minh nhân dân khác nhau. Nếu chứng minh nhân dân bị thay đổi hoặc bị mất, nó phải được đổi bằng cách cấp lại một giấy chứng minh nhân dân mới. Tuy nhiên, số ghi trên chứng minh nhân dân vẫn giữ đúng theo số đã cấp.
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước công dân 2014, hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp bao gồm:
- Chứng minh nhân dân đã được cấp trước khi Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn quy định; công dân có thể được đổi sang thẻ Căn cước công dân khi có yêu cầu.
- Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý được tạo ra bằng thông tin từ Chứng minh nhân dân vẫn có giá trị pháp lý.
- Đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019, các biểu mẫu đã được phát hành cho phép sử dụng dữ liệu từ Chứng minh nhân dân.
- Trước khi Luật này có hiệu lực, công tác quản lý công dân vẫn được thực hiện theo các quy định của Luật này nếu địa phương không có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng thông tin, vật chất, kỹ thuật và người quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân để triển khai thi hành, chậm nhất là ngày 01 tháng 01 năm 2020.
- Thời gian chuyển tiếp được chính phủ quy định từ khi Luật này có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019.
Như đã đề cập trước đó, từ ngày 1 tháng 1 năm 2016, Luật Căn cước công dân đã có hiệu lực. Tuy nhiên, một số cá nhân không chuyển sang cấp Căn cước công dân và nhiều nơi vẫn sử dụng chứng minh nhân dân.
Đến ngày 22 tháng 1 năm 2021, chứng minh nhân dân sẽ bị ngưng cấp để chuyển sang Căn cước công dân.
Như vậy, các chứng minh nhân dân được cấp trước thời điểm này vẫn được sử dụng cho đến khi hết hạn 15 năm mà không cần phải chuyển sang Căn cước công dân nếu trường hợp đã được cấp chứng minh nhân dân vẫn còn hiệu lực; hoặc có thể đổi sang thẻ Căn cước công dân ngay lập tức nếu có nhu cầu nhưng phải đổi sang Căn cước công dân trước ngày hết hạn.
>>> Có bắt buộc đổi chứng minh nhân dân sang công cước công dân hay không? Liên hệ ngay: 1900.6174
Sử dụng chứng minh nhân dân hết hạn có bị xử phạt không?
Công dân sẽ nhận được căn cước công dân nếu họ thuộc danh mục 05 trường hợp phải đổi và 01 trường hợp phải đề nghị cấp lại như đã nêu trên; đây là cả trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân để đảm bảo sự tham gia, giấy tờ chứng minh quyền lợi tương ứng của công dân Việt Nam sẽ được cấp.
Xử phạt hành chính
Căn cứ quy định tại Điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân, bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Vì đối tượng của mức xử phạt là Căn cước công dân, nên nếu công dân không đổi sang căn cước công dân khi hết hạn thì có thể bị phạt tới 500.000 đồng.
Như vậy, mức phạt thường được áp dụng ở mức trung bình theo quy định. Mức phạt được chọn cao hoặc thấp hơn mức trung bình tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi.
>>> Xem thêm: Sổ đỏ chung có tách riêng được không? Cần những điều kiện gì?
Trường hợp nào đổi từ chứng minh nhân dân sang công cước công dân vẫn giữ nguyên số?
Trước khi người dân nhận được thẻ công cước công dân gắn chip, có ba loại giấy tờ có giá trị tương đương: thẻ công cước công dân mã vạch, chứng minh nhân dân loại 9 số và chứng minh nhân dân loại 12 số.
- Căn cứ quy định tại Khoản 2, Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014, số thẻ công cước công dân được coi là số định danh của một cá nhân.
- Căn cứ quy định tại Điều 13, Nghị định 137/2015 mã số định danh là dãy số tự nhiên gồm 12 số (6 số tương ứng là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên). Do đó, khi đổi sang công cước công dân, chứng minh nhân dân loại 9 số sẽ thay đổi thành 12 số.
- Căn cứ quy định tại Thông tư 27/2012 của Bộ Công an, hiện đã hết hiệu lực, các trường hợp sử dụng chứng minh nhân dân loại 12 số, gồm 12 chữ số tự nhiên được cấp và quản lý trên toàn quốc bởi Bộ Công an. Nếu thay đổi hoặc cấp lại chứng minh nhân dân, số ghi trên chứng minh nhân dân sẽ thay đổi, nhưng số ghi trên chứng minh nhân dân được cấp lại vẫn giữ đúng theo số ghi trên chứng minh nhân dân đã cấp lần đầu.
Như vậy, chỉ trong trường hợp sử dụng chứng minh nhân dân loại 9 số khi đổi sang thẻ công cước công dân gắn chip, sự thay đổi từ 9 số thành 12 số mới xảy ra; khi đổi chứng minh nhân dân loại 12 số sang thẻ công cước công dân gắn chip, nguyên số chứng minh nhân dân trước đó được giữ lại trở thành số thẻ công cước công dân; khi thẻ công cước công dân mã vạch được chuyển sang thẻ công cước công dân gắn chip, 12 số trên thẻ vẫn được giữ nguyên.
>>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí chứng minh nhân dân có thời hạn bao lâu? Gọi ngay: 1900.6174
Trên đây là những thông tin và tư vấn chính xác và chi tiết đến từ Luật Thiên Mã về việc chứng minh nhân dân có thời hạn bao lâu, từ khái quát sơ bộ về chứng minh nhân dân đến mức xử phạt hành chính khi sử dụng chứng minh nhân dân quá hạn. Khi nghiên cứu và tìm hiểu thông tin nếu gặp phải khó khăn cần giải đáp về việc, bạn đọc có thể gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất.
Chúng tôi đã cung cấp những thông tin pháp lý mới nhất nhằm giúp cho quý bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết và giải đáp rõ ràng về việc chứng minh nhân dân có thời hạn bao lâu. Nếu bạn cần sự trợ giúp và hỗ trợ pháp lý toàn diện về các dịch vụ tư vấn có thể liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174. Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn và hỗ trợ các bạn một cách tận tình, nhanh chóng nhất !