Nếu doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, thậm chí làm ăn thua lỗ hoặc vì những lý do khác doanh nghiệp phải “đóng cửa” các chi nhánh của công ty. Lúc này, vấn đề mà nhiều doanh nghiệp quan tâm là thủ tục chấm dứt chi nhánh ra sao? Thực hiện như thế nào? Để giúp doanh nghiệp tháo gỡ vướng mắc này, chúng tôi xin chia sẻ chi tiết toàn bộ quy trình chấm dứt hoạt động chi nhánh trong bài viết sau.

Thế nào là chi nhánh?

Khi một công ty thành lập và đi vào hoạt động, nếu có nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh, công ty có thể lựa chọn mở thêm các chi nhánh trên toàn quốc, thậm chí là ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Chi nhánh có thể hiểu là đơn vị phụ thuộc của một công ty, có nhiều vụ hỗ trợ cho công ty thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc của công ty đó

Trong đó, chi nhánh được thực hiện chức năng của công ty, kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền.

Ngoài ra, ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng theo ngành nghề kinh doanh của công ty đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh

Chuẩn bị hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh

Đây là bước đầu cũng được xem là bước quan trọng nhất trong thủ tục chấm dứt động của chi nhánh. Trong bộ hồ sơ cần có: 

Thông báo về việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh (theo mẫu tại Phụ lục II-22; II-23 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT luật doanh nghiệp 2014 tùy thuộc vào chi nhánh ở Việt nam hay nước ngoài);

– Quyết định của công ty về việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh 

  • Quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân
  • Quyết định của Chủ sở hữu hoặc Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty với Công ty TNHH một thành viên
  • Quyết định của Hội đồng thành viên với Công ty TNHH hai thành viên trở lên
  • Quyết định của Hội đồng quản trị với Công ty Cổ phần
  • Quyết định của các thành viên hợp danh với Công ty hợp danh.

– Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán

– Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng của người lao động

– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh

– Con dấu của chi nhánh

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế của chi nhánh

– Văn bản ủy quyền cho cá nhân đi nộp hồ sơ

– Giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền.

→ CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Hướng dẫn thủ tục giải thể công ty nhanh chóng nhất

Nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh

– Nơi nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh:

  • Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi chi nhánh đặt trụ sở;
  • Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính, nếu chi nhánh ở nước ngoài.

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Xem xét và giải quyết hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành xem xét, thẩm định hồ sơ, nếu:

  • Hồ sơ chưa hợp lệ, thông báo lại cho người nộp hồ sơ để sửa đổi, bổ sung sao cho hợp lệ trong thời gian thông báo;
  • Hồ sơ đã hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của chi nhánh sang tình trạng “chấm dứt hoạt động” và ra Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh.

→ CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Cách chuyển lợi nhuận từ chi nhánh về công ty nước ngoài

Cách thức thực hiện chấm dứt hoạt động chi nhánh

Hiện nay, theo tiến độ cải cách thủ tục hành chính liên thông một cửa tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức, nhất là trong lĩnh vực doanh nghiệp. Việc thực hiện các thủ tục về doanh nghiệp đã được đơn giản hóa và số hóa, nên hầu hết được tiến hành online trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. 

Trong đó có chấm dứt hoạt động chi nhánh, hình thức thực hiện thủ tục này:

Công ty khi chấm dứt hoạt động chi nhánh có thể nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp trực tuyến trên đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

Lưu ý khi chấm dứt hoạt động của chi nhánh

  • Căn cứ theo quy định của pháp luật, khi công ty chấm dứt hoạt động của chi nhánh phải thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
  • Bên cạnh đó, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ hướng dẫn công ty đến các cơ quan liên quan, cụ thể là cơ quan thuế để thực hiện các thủ tục về thuế.
  • Công ty cần nộp hồ sơ tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp nơi chi nhánh đặt trụ sở, để yêu cầu bên cơ quan thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế đã cấp cho chi nhánh đó.

Như vậy, để chấm dứt hoạt động của chi nhánh cần thông báo chấm dứt hoạt động đến cơ quan đăng ký kinh doanh và đồng thời gửi thông báo đến cơ quan thuế. Nếu không thực hiện đúng, công ty có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Những chia sẻ và hướng dẫn cụ thể về chấm dứt hoạt động chi nhánh của Luật Thiên Mã, hy vọng giúp cá nhân, tổ chức thực hiện thành công thủ tục pháp lý này.

Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ doanh nghiệp của chúng tôi, vui lòng để lại thông tin qua email: luatthienma@gmail.com hoặc số điện thoại liên hệ: 0977.532.155 chuyên viên tư vấn sẽ nhanh chóng kết nối với Quý khách.

Bạnđangxembàiviết “hướng dẫn làm thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh chi tiết 2020tạichuyênmục dịch vụ doanh nghiệp