Cách giảm tai nạn giao thông hiện nay? Tỷ lệ tai nạn giao thông ngày càng tăng và đây là điều đáng báo động. Nguyên nhân gây ra những vụ tai nạn giao thông này, là do ý thức chủ quan của người tham gia giao thông, và những sự cố khách quan từ bên ngoài. Nhằm mục đích giảm thiểu những vụ tai nạn giao thông đáng tiếc, bài viết dưới đây sẽ cung cấp các cách giảm thiểu tai nạn giao thông hiệu quả, cụ thể các phần: Định nghĩa tai nạn giao thông? Nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông và hậu quả của vấn đề này. Quý khách có thắc mắc, hay câu hỏi liên quan đến những vấn đề giao thông; tai nạn giao thông, hãy nhấc máy gọi cho chúng tôi theo số điện 1900 6174, để được hỗ trợ giải đáp.
>> Liên hệ tổng đài 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm
Tai nạn giao thông là gì
Định nghĩa “Tai nạn giao thông”, được quy định tại Nghị Định 97/2016/NĐ-CP, Tai nạn giao thông: Là một sự kiện bất ngờ, có thể nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người. Nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông là khi người tham gia giao thông đang di chuyển phương tiện khi tham gia giao thông, trên các đoạn đường công cộng; đường chuyên dùng; đường sắt; đường bộ; đường không, do ý thức chủ quan của người điều khiển phương tiện giao thông; vi phạm các quy tắc an toàn khi tham gia giao thông, do gặp phải các tình huống không kịp phòng tránh, đã gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe người khác.
Ngoài quy định định nghĩa về tai nạn giao thông trên của Bộ Công An, Bộ Y Tế cũng quy định về khái niệm tai nạn giao thông, cụ thể: “Là sự va chạm bất ngờ, ngoài dự tính chủ quan của người điều khiển phương tiện giao thông. Tai nạn giao thông xảy ra khi người tham gia giao thông đang tham gia giao thông trên đường bộ; đường thuỷ; đường không, do ý chí chủ quan của người điều khiển, hoặc do gặp sự cố khác về phương tiện giao thông; sự cố bất ngờ không kịp xử lý, làm gây thiệt hại về tính mạng sức khoẻ và vật chất.
Như vậy, có thể thấy hai quy định tuy có phần khác nhau, nhưng chốt lại đều có điểm chung và ý nghĩa tương đối giống nhau. Đều là những sự cố bất ngờ, nằm ngoài ý chí chủ quan của người điều khiển phương tiện giao thông. Nguyên nhân do ý thức tham gia giao thông của người điều khiển, hoặc do các sự cố tai nạn khách quan khác. Hậu quả của những tai nạn giao thông đều gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và vật chất.
>>Xem thêm: Tai nạn giao thông chết người thì mức phạt phải chịu là bao nhiêu và gồm những chi phí thiệt hại gì?
Tai nạn giao thông xảy ra do nguyên nhân gì
Tai nạn giao thông là vấn đề vô cùng nghiêm trọng, có nhiều văn bản, nghị định quy định về vấn đề này. Một năm nước ta xảy ra khoảng 11.450 vụ tai nạn giao thông. Vậy nguyên nhân xảy ra những điều này là do đâu?. Dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích một số nguyên nhân chính, như sau:
– Nguyên nhân chủ quan: Là nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân người tham gia điều khiển phương tiện giao thông, và đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất. Người tham gia giao thông, không chuẩn bị đầy đủ các kỹ năng và kiến thức về an toàn giao thông. Điều khiển phương tiện giao thông mô tô; xe gắn máy; ô tô khi chưa đạt đủ độ tuổi pháp luật quy định, chưa làm chủ được hành vi của mình khi điều khiển phương tiện, gây ra thiệt hại khi tham gia giao thông. Người tham gia giao thông biết rõ các quy định về an toàn giao thông, nhưng cố tình vi phạm, không tuân thủ theo các quy định, như cố tính vượt đèn đỏ; không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, đánh võng; ý thức chấp hành các quy định chưa tốt.
– Nguyên nhân khách quan: Đây là nguyên nhân nằm ngoài ý thức chủ quan của người điều khiển phương tiện giao thông, liên quan đến các sự cố của cơ sở hạ tầng, cơ sở hạ tầng một số nơi ngày càng xuống cấp, trở thành nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông khi người tham gia giao thông di chuyển phương tiện. Những đoạn đường xuống cấp trầm trọng, ổ gà, ổ voi, gây khó khăn và nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện giao thông. Việc bố trí các biển báo hiệu giao thông; các biển chỉ đường không phù hợp, bị khuất; bị hỏng; bị mờ, cũng đã trở thành nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông cho người tham gia giao thông. Bên cạnh đó, còn có nhiều nguyên nhân khách quan khác đến từ phương tiện di chuyển, chất lượng của phương tiện di chuyển không đạt chỉ tiêu đảm bảo an toàn, đã quá cũ nhưng chưa được sửa chữa, nâng cấp.
– Các yếu tố khách quan liên quan đến thời tiết, cũng là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, như: mưa; bão; sạt lở.
Như vậy, những nguyên nhân trên là những nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn giao thông. Bên cạnh đó, tai nạn giao thông còn xuất phát từ những nguyên nhân khác như: Công tác quản lý từ các cơ quan chức năng còn lỏng lẻo; chưa thật sự cứng rắn xử lý các hành vi vi phạm.
>> Liên hệ tổng đài 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông?
Tai nạn giao thông gây ra hậu quả gì cho con người và xã hội
Tai nạn giao thông xảy ra và luôn để lại hậu quả thiệt hại dù ở mức độ nặng hay nhẹ, cho chính bản thân người tham gia giao thông, gia đình của họ và xã hội. Những hậu quả cụ thể nhất mà chúng ta có thể nhìn thấy rõ, như:
Đối với bản thân người tham gia giao thông:
Về mặt sức khỏe, nếu là nạn nhân của tai nạn giao thông, trường hợp nếu nhẹ có thể bị thương tật; gãy chân; tay; chấn thương một vài chỗ, nhưng nếu là trường hợp nặng sẽ dẫn tới tàn phế; hay thậm chí là tử vong. Mất khả năng lao động mãi mãi, phải trải qua những quá trình điều trị lâu dài đau đớn, và phải mất nhiều thời gian mới thích nghi lại được với cuộc sống mới. Những điều này, tác động tới cả tinh thần của người bị tai nạn giao thông, rơi vào trạng thái tinh thần suy sụp cao độ, xuống cấp, hay trầm cảm. Ngoài sức khoẻ ram tai nạn giao thông còn ảnh hưởng tới vật chất, tài sản của nạn nhân, việc phục hồi và điều trị sẽ mất nhiều thời gian và tài chính.
Đối với gia đình người bị tai nạn giao thông:
Người thân của người bị tai nạn giao thông sẽ trải qua những cảm giác đau đớn, khi người thân của mình bị tai nạn giao thông, hay thậm chí là cảm giác mất mát nếu nạn nhân tử vong. Đã không ít trường hợp gia đình mất đi người thân trong những vụ tai nạn giao thông, vợ mất chồng; con mất bố; để lại những hậu quả về mặt tinh thần và vật chất cho những người thân trong gia đình.
Đối với xã hội:
Mỗi năm xảy ra hàng chục nghìn vụ tai nạn giao thông, để lại hậu quả mất mát đang kể về nguồn nhân lực lao động; chất lượng xã hội đi xuống. Các cơ sở y tế; chăm sóc sức khỏe đối mặt với sự tốn kém và áp lực từ việc điều trị; cung cấp dịch vụ cho những người bị tai nạn giao thông ở mức độ nặng. Những hậu
quả của tai nạn giao thông, gây ra sự sụt giảm kinh tế và ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội.
>>Xem thêm: Tai nạn giao thông là gì? Ở Việt Nam quy trình giải quyết tai nạn giao thông như thế nào?
Cách giảm tai nạn giao thông hiệu quả
Cách giảm thiểu giao thông được quy định ở nhiều Nghị định, cũng như được các cơ quan, ban ngành tuyên truyền, phổ biến rất nhiều. Tổng hợp từ các điều trên, có các cách giảm thiểu tai nạn giao thông sau:
-Đầu tiên, xuất phát từ chính ý thức chủ quan của mỗi chúng ta khi tham gia giao thông. Mỗi cá nhân cần nâng cao ý thức của bản thân khi tham gia giao thông, tuân thủ các quy định khi điều khiển các phương tiện giao thông, chuẩn bị cho mình đầy đủ kiến thức pháp luật về giao thông, kỹ năng trước khi tham gia giao thông. Không thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của bản thân và mọi người xung quanh, không thực hiện các hành vi, như: Đua xe; vượt đèn đỏ; lấn làn…
-Thứ hai, các cơ quan Nhà nước, cũng như địa phương, trường học, tổ chức các công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức gia thông; phát tờ rơi; loa tuyên truyền. Thường xuyên tuyên truyền luật giao thông, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kiểm tra lưu thông của các phương tiện;
-Các cơ quan có thẩm quyền siết chặt công tác kiểm tra, xử phạt những trường hợp vi phạm. Thu giữ bằng lái xe; phương tiện di chuyển của những người vi phạm: uống rượu bia khi tham gia giao thông; điều khiển phương tiện mô tô; gắn máy khi chưa đạt độ tuổi pháp luật quy định.
>> Liên hệ tổng đài 1900.6174 để chuyên viên tư vấn cách giảm tai nạn giao thông hiệu quả
Tăng cường lực lượng cảnh sát giao thông để giảm tai nạn
Bên cạnh những biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông trên, Nhà nước cần tăng cường thêm lực lượng cảnh sát giao thông để giảm tải tai nạn. Do số lượng cảnh sát giao thông tương đối ít, cũng là nguyên nhân gây khó khăn trong việc kiểm soát số lượng phương tiện di chuyển và người tham gia giao thông. Tăng ngân sách Nhà nước trong công tác kiểm tra; giám sát; xử lý các trường hợp vi phạm.
Bổ sung thêm nhiều lực lượng chiến sĩ cảnh sát giao thông, nâng cao trình độ nghiệp vụ; xây dựng hệ thống quản lý chặt chẽ. Điều này làm tăng cao chất lượng của ngành và đảm bảo an toàn giao thông cho người tham gia, quản lý chặt chẽ các hệ thống pháp luật.
>>Xem thêm: Nguyên nhân gây tai nạn giao thông phổ biến hiện nay
Người gây tai nạn giao thông bỏ chạy xử lý như thế nào
>> Liên hệ tổng đài 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn cách giảm tai nạn giao thông hiệu quả
Trường hợp người gây tai nạn giao thông bỏ chạy, được quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật hình sự về Tội vi phạm về quy định giao thông đường bộ, cụ thể:
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
- a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
- b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
- c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
- d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
Từ đó, có thể thấy, nếu người gây tai nạn giao thông bỏ chạy sẽ phải chịu mức phạt từ 3 năm đến 10 năm.
Tai nạn giao thông là sự việc rủi ro, xảy ra khi người tham gia giao thông đang điều khiển phương tiện giao thông. Pháp luật đã quy định chặt chẽ về vấn đề này, và các hình phạt cho các trường hợp vi phạm, gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và vật chất của người khác. Cách giảm thiểu tai nạn giao thông quan trọng nhất, là mỗi chúng ta cần nâng cao ý thức của mình khi tham gia giao thông, không vi phạm các quy định về Luật giao thông.
Chúng tôi mong rằng những thông tin, sẽ giúp cho quý vị hiểu được tầm quan trọng của việc chấp hành luật giao thông, các quy định của pháp luật. Nếu các bạn có thắc mắc về những quy định của pháp luật về vấn đề này, hay câu hỏi liên quan đến những vấn đề pháp luật khác, hãy gọi cho chúng tôi qua Luật Thiên Mã hoặc theo số điện thoại 1900 6174, để được hỗ trợ giải đáp.