Các loại đất được thế chấp quyền sử dụng đất các hộ gia đình, cá nhân tại ngân hàng theo quy định Luật Đất đai 2013 thì có 6 loại đất được phép thế chấp. Vậy cụ thể thế chấp quyền sử dụng đất là gì? 6 loại đất nào được thế chấp và loại nào không được thế chấp? v.v…Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây. Để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ một cách chuyên sâu vui lòng gọi trực tiếp đến chúng tôi thông qua số hotline của Tổng đài Luật Thiên Mã 1900.6174
>>>Luật sư giải đáp miễn phí về các loại đất được thế chấp. Gọi ngay: 1900.6174
Chị Thu ở Hà Giang đặt câu hỏi như sau:
Xin chào luật sư! Tôi có câu hỏi cần được tư vấn như sau: Gia đình tôi hiện đang khó khăn trong kinh doanh nên có vay một người quen số tiền khoảng 50 triệu đồng. Đã đến hạn thanh toán nợ nhưng chúng tôi vẫn chưa dành đủ số tiền để trả cho người này nên vợ chồng tôi bàn bạc trước mắt sẽ thế chấp thửa đất nông nghiệp được Nhà nước giao hạn mức.
Vậy luật sư cho tôi hỏi cụ thể trường hợp đất của gia đình tôi có được thế chấp hay không? Trình tự, thủ tục thực hiện việc thế chấp quyền sử dụng đất diễn ra như thế nào?
Tổng đài Luật Thiên Mã 1900.6174 đã nhận được câu hỏi mà chị gửi về cho chúng tôi. Về vấn đề của chị, chúng tôi xin đưa ra thông tin tư vấn, cụ thể như sau:
Khái quát thế chấp quyền sử dụng đất
Thế chấp quyền sử dụng đất được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên tuân theo các điều kiện, nội dung, hình thức chuyển quyền sử dụng đất đã được Bộ luật dân sự và pháp luật đất đai quy định cụ thể; theo đó bên sử dụng đất dùng quyền sử dụng đất của mình thế chấp để bảo đảm cho việc thực hiện các nghĩa vụ dân sự.
Thế chấp quyền sử dụng đất ra đời khi Luật đất đai của năm 1993 được ban hành với quy định cho phép các hộ gia đình, cá nhân được giao đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp để trồng rừng được thế chấp quyền sử dụng các loại đất này tại các ngân hàng của Nhà nước ta, các tổ chức tín dụng Việt Nam do Nhà nước cho phép thành lập để thực hiện việc vay vốn sản xuất; hoặc do nhu cầu sản xuất và đời sống được thế chấp quyền sử dụng đất ở với các tổ chức kinh tế, cá nhân Việt Nam ở trong nước (căn cứ theo Điều 77 của Luật này)
Tiếp đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai của năm 2001 bổ sung các quy định về việc thế chấp quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất và tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất.
Hơn nữa, đối tượng nhận thế chấp được mở rộng hơn so với trước: tổ chức, các hộ gia đình, cá nhân không chỉ được phép thế chấp quyền sử dụng đất tại các ngân hàng của Nhà nước, tổ chức tín dụng Việt Nam; các tổ chức kinh tế, cá nhân Việt Nam ở trong nước mà còn có thể thế chấp tại các tổ chức tín dụng khác được phép hoạt động tại Việt Nam (xem Điều 78a đến Điều 78e và Điều 78g của Luật này).
Luật đất đai của năm 2003 ra đời tiếp tục mở rộng phạm vu đối tượng được thế chấp quyền sử dụng đất: người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài, các tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất cũng được hưởng quyền này.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí về thế chấp quyền sử dụng đất. Gọi ngay: 1900.6174
Các loại đất được thế chấp
Căn cứ dựa theo quy định tại khoản 1 Điều 179 của Luật Đất đai 2013, các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuộc một trong những loại đất sau được quyền thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng, cụ thể có 6 trường hợp như sau:
– Đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho trong hạn mức;
– Đất được Nhà nước giao cho có thu tiền sử dụng đất;
– Đất được cho thuê trả tiền đất một lần cho cả thời gian thuê đất;
– Đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất;
– Đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho hay nhận thừa kế.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí về các loại đất được thế chấp theo quy định. Gọi ngay: 1900.6174
Trường hợp các loại đất KHÔNG được thế chấp
Bên cạnh các loại đất được dùng để thế chấp như vừa nêu trên thì pháp luật cũng quy định rõ những loại đất, những trường hợp không được thế chấp, cụ thể có các trường hợp như sau:
– Không đủ điều kiện để thế chấp.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 188 của Luật Đất đai năm 2013 quy định người sử dụng đất được thế chấp quyền sử dụng đất khi đảm bảo các điều kiện như:
- Có Giấy chứng nhận (sổ đỏ);
- Đất không có xảy ra các tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm cho việc thi hành án;
- Trong thời hạn đang sử dụng đất.
– Quản lý di sản là quyền sử dụng đất.
Căn cứ dựa vào điểm b Điều 617 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ của người quản lý di sản được chỉ định trong các di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra, cụ thể như sau:
Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản đó bằng các hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản.
Như vậy, có nghĩa là người quản lý di sản là quyền sử dụng đất không được thực hiện việc thế chấp quyền sử dụng đất đó nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản.
– Quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai.
Căn cứ dựa theo Điều 8 của Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
- Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai;
- Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;
- Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với các biện pháp cầm giữ;
- Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định cụ thể.
Như vậy, nghĩa là, quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai không được dùng để thế chấp.
– Đất của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư.
Căn cứ dựa theo khoản 2 Điều 181 của Luật Đất đai năm 2013 quy định về việc các cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Như vậy, có thể hiểu rằng dù đất của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư đã có Giấy chứng nhận hoặc đủ các điều kiện để cấp Giấy chứng nhận thì cũng không được thực hiện việc thế chấp.
– Đất phục vụ cho hoạt động hàng không dân dụng.
Căn cứ dựa vào khoản 1 Điều 156 của Luật Đất đai 2013, đất phục vụ cho hoạt động hàng không dân dụng tại cảng hàng không, sân bay gồm có:
- Đất xây dựng trụ sở của các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động thường xuyên tại cảng hàng không, sân bay.
- Đất xây dựng các hạng mục thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay.
- Đất xây dựng cơ sở, công trình phục vụ cho việc kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay.
- Đất xây dựng các công trình để phục vụ kinh doanh dịch vụ phi hàng không.
– Đất thuê trả tiền hàng năm.
So với các loại đất thuê trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê thì người sử dụng đất thuê trả tiền hàng năm không có một số quyền như là không được thế chấp quyền sử dụng đất, không được bồi thường về đất khi có xảy ra việc Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng – an ninh, thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng…
>>>Luật sư giải đáp miễn phí về các loại đất không được thế chấp. Gọi ngay: 1900.6174
Các loại đất được thế chấp trong thời điểm nào ?
Thời điểm người sử dụng đất được thế chấp quyền sử dụng đất là sau khi:
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là sổ đỏ;
- Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện thế chấp sau khi có quyết định giao đất hay cho thuê đất;
- Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất được thế chấp quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ các điều kiện để được cấp sổ đỏ nhưng chưa cấp;
- Người sử dụng đất chậm thực hiện các nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí về thời điểm thế chấp quyền sử dụng đất. Gọi ngay: 1900.6174
Hồ sơ thế chấp quyền sử dụng đất
Căn cứ dựa vào Điều 39 của Nghị định 102/2017/NĐ-CP, người yêu cầu đăng ký thế chấp nộp 1 bộ hồ sơ, gồm các loại giấy tờ sau đây:
- Phiếu yêu cầu đăng ký theo quy định Mẫu số 01/ĐKTC (1 bản chính);
- Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp có công chứng, chứng thực trong trường hợp pháp luật có quy định;
- Bản chính giấy chứng nhận (sổ đỏ);
- Văn bản thỏa thuận có công chứng, chứng thực giữa các bên về việc thế chấp quyền sử dụng đất
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được nhận uỷ quyền
>>>Xem thêm: Thế chấp quyền sử dụng đất là gì? Khi nào nên thế chấp quyền sử dụng đất
Trình tự, thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất
Trình tự, thủ tục của việc thế chấp quyền sử dụng đất được tiến hành lần lượt theo các bước sau đây
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Thành phần hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ như vừa mới nêu trên
Bước 2: Nộp hồ sơ
Cách 1: Các hộ gia đình, cá nhân nộp trực tiếp tại xã, phường, thị trấn nơi có đất
Cách 2: Không nộp tại xã, phường, thị trấn nơi có đất thì có thể nộp trực tiếp tại các Văn phòng/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ
Cơ quan có thẩm quyền sẽ xét duyệt hồ sơ hợp lệ, sau đó thực hiện các công việc cần làm để giải quyết yêu cầu của người nộp hồ sơ
Bước 4: Giải quyết yêu cầu và trả kết quả
Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm trong việc kiểm tra hồ sơ, thực hiện các công việc của mình
Thời gian thực hiện thủ tục này sẽ không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, đầy đủ; không quá 13 ngày đối với các xã miền núi, vùng hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
>>>Xem thêm:Phí đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất năm 2023
Trên đây là những nội dung tư vấn đã được đội ngũ tư vấn của Luật Thiên Mã tìm hiểu, nghiên cứu để giải đáp và thông tin đến các bạn xoay quanh “các loại đất được thế chấp”. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp luật mà các bạn gặp phải. Vui lòng gọi cho Tổng đài Luật Thiên Mã của chúng tôi qua số hotline sau đây 1900.6174 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.