Tin pháp luật

Biểu hiện của tham nhũng là gì? Và hạn chế trong quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với cá nhân có hành vi tham nhũng

Biểu hiện của tham nhũng là gì? Tham nhũng dẫn đến nguyên nhân và hậu quả như thế nào?; Những hạn chế trong quy định của pháp luật về xử phạt những hành vi tham nhũng, Hình phạt đối với những tội phạm tham nhũng theo quy định của luật hình sự. Luật Thiên Mã sẽ giải đáp những thắc mắc trên của các bạn đọc qua bài viết dưới đây Nếu các bạn có thắc mắc về những quy định liên quan đến vấn đề tham nhũng, hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại liên lạc 1900.6174, để được hỗ trợ giải đáp. 

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về biểu hiện của tham nhũng, gọi ngay 1900.6174

Tham nhũng là gì?

Có thể nói, tham nhũng là vấn nạn mang tính lịch sử, len lỏi trong sự tồn tại và phát triển của  bộ máy Nhà nước từ. Tham nhũng được định nghĩa tại Điều 3 Luật phòng chống tham nhũng, cụ thể: 

“Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn, và lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”. 

Những người có chức vụ, quyền hạn là những cán bộ, công chức, viên chức, được bổ nhiệm và có quyền hạn trong nhiệm vụ được giao. Thực hiện hành vi vụ lợi, là lợi dụng quyền hạn, chức vụ của mình để đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất một cách không chính đáng.

bieu-hien-cua-tham-nhung

Các hành vi chống tham nhũng, bao gồm: Tham ô tài sản, đưa hối lộ, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ…Tham nhũng là quốc nạn của tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước đang phát triển, tham nhũng diễn ra trên tất cả các lĩnh vực kinh tế – chính trị, len lỏi và ăn mòn lợi ích của tất cả người dân. 

Như vậy, có thể thấy tham nhũng là hành của những người có chức vụ, quyền hạn, lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để đạt những mục đích, lợi ích bất hợp pháp. Tình hình tham nhũng ở nước ta hiện nay đáng báo động, nghiêm trọng. 

>>>Xem thêm: Tham nhũng là gì? Công chức tham nhũng bị kỷ luật thế nào?

Biểu hiện của tham nhũng

Hành vi tham nhũng bao gồm các biểu hiện đặc trưng sau: 

-Thứ nhất: Chủ thể thực hiện hành vi tham nhũng là những người có chức vụ, quyền hạn. 

Biểu hiện cơ bản nhất của tham nhũng là phải được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn. Những người có chức vụ, quyền hạn là những cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, người được giao nhiệm vụ quản lý những doanh nghiệp Nhà nước; 

-Thứ hai: Chủ thể của hành vi tham nhũng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành nhiệm vụ được giao  

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi tham nhũng, đạt được lợi ích bất hợp pháp là biểu hiện thứ hai của tham nhũng. Khi thực hiện hành vi tham nhũng, những người thực hiện hành vi đó phải lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình như một phương tiện để thực hiện hành vi này, để mang lại lợi ích cho bản thân. Đây là dấu hiệu cơ bản để nhận biết một người tham nhũng, bởi nếu một hành vi bất hợp pháp, lợi dụng để mang lại lợi ích cho mình, mà chủ thể thực hiện không phải là người chức vụ, quyền hạn thì đó không được xem là hành vi tham nhũng. 

bieu-hien-cua-tham-nhung

-Thứ ba: Chủ thể thực hiện hành vi tham nhũng phải có động cơ vụ lợi. 

Người thực hiện hành vi tham nhũng phải đạt được mục đích về lợi ích vật chất, phi vật chất bất hợp pháp, người thực hiện hành vi một cách không cố ý thì không được xem là tham nhũng. Vụ lợi là những lợi ích về mặt vật chất; phi vật chất, tinh thân mà chủ thể đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng của mình. Vì vậy, không bắt buộc chủ thể phải đạt được lợi ích thì mới xem là tham nhũng, mà chỉ cần có dấu hiệu về tội này. 

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về biểu hiện của tham nhũng và các vấn đề có liên quan, gọi ngay 1900.6174

Nguyên nhân và hậu quả của việc tham nhũng

Những nguyên nhân dẫn đến tham nhũng, bao gồm: 

-Sự phát triển của hình thái Nhà nước trong giai đoạn kinh tế thị trường, đã tạo tiền đề, là công cụ để hành vi tham nhũng tồn tại và phát triển. Sự giao thoa và kết hợp giữa hai yếu tố quyền lực và lợi ích cá nhân. Nhà nước đại diện cho quyền lợi của giai cấp, trao quyền cho một số cá nhân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, nhưng những chủ thể của hành vi tham nhũng khi không chế ngự được lòng tham cá nhân, lợi ích cá nhân, dân tới sự lợi dụng mất kiểm soát, gây ra những hành vi tham nhũng. Có thể nói, đây chính là sản phẩm của sự tha hóa quyền lực. 

-Sự quản lý lỏng lẻo, chưa chẽ và nghiêm khắc của một bộ máy, cũng là nguyên nhân dẫn đến tham nhũng. Chưa thực sự tích cực ngăn ngừa, phòng chống những hành vi tham nhũng, những trường hợp kiểm sát viên, thanh tra nhận hối lộ còn xảy ra ở nhiều nơi. Có thể nói, tham nhũng xảy ra nhiều hơn ở những nước đang phát triển, những nước phát triển sẽ có những chính sách công khai, minh bạch, những hành vi tham nhũng sẽ hạn chế hơn. 

bieu-hien-cua-tham-nhung

-Phẩm chất đạo đức, chính trị xuống cấp nghiêm trọng, suy thoái về lối sống của một số cán bộ, Đảng viên. Tư tưởng chủ nghĩa cá nhân ngày càng cao, vật chất hoá mọi thứ, sẵn sàng bỏ qua lợi ích chung của toàn thể mọi người, để phục vụ lợi ích cá nhân. 

-Chế độ đối đãi lương cho cán bộ, công chức còn chưa thỏa đáng, đây là một trong những mầm mống nảy sinh ra tham nhũng. Khi cuộc sống của họ chưa thể đầy đủ, họ sẽ dễ dàng rơi vào thế mất kiểm soát trước những lợi ích vật chất.  

Những hành vi tham nhũng dẫn đến hậu quả tổn thất trên mọi lĩnh vực: 

 -Gây tác hại về mặt chính trị: Tham nhũng làm xói mòn lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Gây ra sự mất ổn định về chính trị, làm xói mòn các chế độ, lợi ích và dân chủ 

-Gây hại trên lĩnh vực kinh tế: Gây tổn thất rất lớn cho tài sản của Nhà nước, của tập thể và nhân dân. Tham nhũng còn là nguyên nhân gây ra các tội phạm kinh tế khác, tiếp tay cho các tội phạm rửa tiền, thao túng cổ phiếu. Số tài sản tham nhũng đóng vai trò lớn và quan trọng cho nguồn tái sản Quốc gia, làm bất ổn định sự phát triển đất nước 

-Tác hại về mặt xã hội: Tham nhũng gây ra sự bất ổn định, làm gián đoạn và đẩy lùi quá trình phát triển của đất nước, gây ra một đất nước chế độ quan liêu. Tham nhũng còn làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo của một đất nước, điều này làm “ nuôi dưỡng” sự bất ổn, có thể gây ra bạo loạn, khủng bố

>>>Xem thêm: Tội tham nhũng là gì? Tội tham nhũng gồm những hành vi nào trong Bộ luật Hình sự?

Hạn chế trong quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với cá nhân có hành vi tham nhũng

Hiện nay, quy định của pháp luật vẫn còn tồn tại những hạn chế trong quá trình xử lý vi phạm đối với những hành vi tham nhũng. 

Thứ nhất, quá trình xác định rất khó để nhận diện được tính chất, mức độ hành vi vi phạm của chủ thể tham nhũng. Chưa có quy định nào về phân tách các tính chất và mức độ hành vi của tham nhũng, dẫn tới sự thiếu thống nhất trong quá trình áp dụng các biện pháp xử lý 

bieu-hien-cua-tham-nhung

Thứ hai, các quy định về tham nhũng hiện nay mới chỉ quy định chung về việc xử lý các hành vi vi phạm, bên cạnh các quy định xử lý những vấn đề về tặng quà, tài sản Nhà nước, các hành vi tham nhũng khác của chủ thể sẽ được xử lý ra sao?. Đây là một thiếu sót lớn của pháp luật về phòng chống tham nhũng.   

Thứ ba, đối với những trường hợp xác định trách nhiệm của những người đứng đầu đơn vị, cơ quan để xảy ra những hành vi tham nhũng trong cơ quan, đơn vị trực thuộc sự quản lý của mình, pháp luật mới chỉ quy định hình thức xử lý đối với những trường hợp này là kỷ luật, có thể đánh giá đây là hình thức xử lý khá nhẹ nhàng so với với hành vi này và hậu quả mà nó để lại.  

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về công chức tham nhũng bị xử phạt như thế nào? gọi ngay 1900.6174

Hình phạt đối với các tội phạm tham nhũng theo quy định của Bộ luật hình sự

Các tội tham nhũng theo quy định của pháp luật quy định từ Điều 353 đến 359, cụ thể: 

Điều 353. Tội tham ô tài sản 

Hành vi phạm tội khoản 1: Từ 2 – 7 năm tù 

Hành vi phạm tội khoản 2: 7 – 15 năm tù 

Hành vi phạm tội khoản 3: 15 – 20 năm tù 

Hành vi phạm tội khoản 4: 20 năm tù, chung thân, tử hình 

Ngoài ra, còn có hình phạt bổ sung: Cấm đảm nhiệm chức vụ, phạt từ 1 – 5 năm tù, phạt tù, tịch thu tài sản 

Điều 354. Quy định về tội nhận hối lộ

Hình phạt khoản 1: 2 – 7 năm tù

Hình phạt khoản 2: 7 – 15 năm  

Hình phạt khoản 3: 15 – 20 năm 

Hình phạt khoản 4: 20 năm, chung thân, tử hình 

Điều 355. Quy định về tội Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Hành vi phạm tội khoản 1: Từ 1 – 6 năm tù 

Hành vi phạm tội khoản 2: 6 – 13 năm tù 

Hành vi phạm tội khoản 3: 13 – 20 năm tù 

Hành vi phạm tội khoản 4: 20 năm tù, chung thân, tử hình 

Điều 356. Quy định về Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Hành vi phạm tội khoản 1: Cải tạo không giam giữ đến 3 năm, phạt tù từ 1 năm đến 5 năm  

Hành vi phạm tội khoản 2: 5 – 10 năm tù

Hành vi phạm tội khoản 3: 10 – 15 năm tù 

Cấm đảm nhiệm chức vụ từ 1- 5 năm, phạt tiền

Điều 357. Quy định về Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ

Hành vi phạm tội khoản 1: Từ 1 – 7 năm tù 

Hành vi phạm tội khoản 2: 5 – 10 năm tù 

Hành vi phạm tội khoản 3: 10 – 15 năm tù 

Hành vi phạm tội khoản 4: 15 – 20 năm tù 

Điều 358. Quy định về Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi

Hành vi phạm tội khoản 1: Từ 1 – 6 năm tù 

Hành vi phạm tội khoản 2: 6 – 13 năm tù 

Hành vi phạm tội khoản 3: 13 – 20 năm tù 

Hành vi phạm tội khoản 4:  20 năm tù, chung thân, tử hình

Điều 350. Quy định về Tội giả mạo trong công tác

Hành vi phạm tội khoản 1: Từ 1 – 5 năm tù 

Hành vi phạm tội khoản 2: 3 – 10 năm tù 

Hành vi phạm tội khoản 3: 7 – 15 năm tù 

Hành vi phạm tội khoản 4:  12 – 20 năm tù 

Các quy định về tội tham nhũng được quy định trong các Điều, khoản của bộ luật hình sự. Bên cạnh những hình phạt chính, người phạm tội còn phải chịu những hình phạt bổ sung. 

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về hình phạt đối với tội tham nhũng, gọi ngay 1900.6174

Trên đây là toàn bộ những thông tin về biểu hiện của tham nhũng, những quy định về tham nhũng. Nếu các bạn có thắc mắc về vấn đề tham nhũng, hay bất cứ vấn đề pháp luật khác hãy gọi cho Luật Thiên Mã chúng tôi theo số điện thoại 1900.6174.     

 

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7