Bị tai nạn giao thông trên đường đi làm thì phải làm sao? Hiện nay lệ giao thông ngày càng cao. Nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và quan tâm của các bạn, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ phân tích các quy định để được hưởng chế độ này, bao gồm: Công ty có phải chịu trách nhiệm khi nhân viên bị tai nạn hay không?; Bị tai nạn giao thông trên đường khi đi làm có được hưởng chế độ tai nạn lao động không?; Hồ sơ; thủ tục hưởng chế độ lao động này gồm những gì?.
Trong quá trình tiếp nhận thông tin, nếu quý vị có thắc mắc liên quan đến vấn đề chế độ hưởng tai nạn giao thông, hay các vấn đề pháp luật khác, hãy nhấc máy gọi cho Luật Thiên Mã theo số điện thoại 1900.6174, để được đội ngũ luật sư và tư vấn viên hỗ trợ giải đáp.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí bị tai nạn giao thông trên đường đi làm? Gọi ngay: 1900.6174
Tai nạn giao thông là gì?
Định nghĩa “Tai nạn giao thông”, được quy định tại Nghị Định 97/2016/NĐ-CP, Tai nạn giao thông: Là một sự kiện bất ngờ, có thể nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người. Nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông là khi người tham gia giao thông đang di chuyển phương tiện khi tham gia giao thông, trên các đoạn đường công cộng; đường chuyên dùng; đường sắt; đường bộ; đường không, do ý thức chủ quan của người điều khiển phương tiện giao thông; vi phạm các quy tắc an toàn khi tham gia giao thông, do gặp phải các tình huống không kịp phòng tránh, đã gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe người khác.
Ngoài quy định định nghĩa về tai nạn giao thông trên của Bộ Công An, Bộ Y Tế cũng quy định về khái niệm tai nạn giao thông, cụ thể: “Là sự va chạm bất ngờ, ngoài dự tính chủ quan của người điều khiển phương tiện giao thông. Tai nạn giao thông xảy ra khi người tham gia giao thông đang tham gia giao thông trên đường bộ; đường thuỷ; đường không, do ý chí chủ quan của người điều khiển, hoặc do gặp sự cố khác về phương tiện giao thông; sự cố bất ngờ không kịp xử lý, làm gây thiệt hại về tính mạng sức khoẻ và vật chất.
Như vậy, có thể thấy hai quy định tuy có phần khác nhau, nhưng chốt lại đều có điểm chung và ý nghĩa tương đối giống nhau. Đều là những sự cố bất ngờ, nằm ngoài ý chí chủ quan của người điều khiển phương tiện giao thông. Nguyên nhân do ý thức tham gia giao thông của người điều khiển, hoặc do các sự cố tai nạn khách quan khác. Hậu quả của những tai nạn giao thông đều gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và vật chất.
>>> Xem thêm: Khởi tố tội cố ý gây thương tích – Điều kiện, thủ tục, quy trình
Điều kiện hưởng chế độ tai nạn giao thông là gì?
Điều kiện để được hưởng chế độ tai nạn giao thông được quy định tại Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động. Điều kiện được hưởng chế độ tai nạn lao động, cụ thể:
- Bị tai nạn giao thông trong các trường hợp sau:
-Trên đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý
- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;
- Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.”
Theo quy định trên thì người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi đáp ứng các điều kiện sau: Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý; và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.
>>> Điều kiện được hưởng chế độ tai nạn giao thông là gì? Gọi ngay: 1900.6174
Bị tai nạn trên đường đi làm thì công ty có trách nhiệm như thế nào?
Theo Điều 39 Luật An toàn vệ sinh lao động quy định Trách nhiệm của người sử dụng lao động về bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù khi người lao động bị tai nạn lao động, cụ thể
-Trường hợp nếu người lao động bị tai nạn trong quá trình lao động; làm nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của người sử dụng lao động, ở ngoài phạm vi doanh nghiệp, mà bị tai nạn do người khác gây ra, nhưng không xác định được người gây tai nạn, thì người sử dụng lao động vẫn phải bồi thường cho người lao động theo quy định.
-Nếu người lao động bị tai nạn khi đang đi từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý, mà xảy ra tai nạn do lỗi của người khác hay không xác định được người gây ra, thì công ty có trách nhiệm trợ cấp cho người lao động
-Nếu công ty đã mua bảo hiểm tai nạn cho người lao động, thì người lao động được hưởng các khoản phí bồi thường, chi trả theo hợp đồng ký kết.
-Nếu công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động, thì người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy định tại Điều 38 của Luật này, người sử dụng lao động phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động.
Như vậy, nếu người lao động gặp tai nạn trong các trường hợp trên, thì sẽ được hưởng chế độ lao động theo các trường hợp quy định bên trên.
>>> Xem thêm: Quy trình khởi tố tai nạn giao thông theo quy định
Bị tai nạn giao thông trên đường đi làm có hưởng chế độ tai nạn lao động?
Trường hợp bị tai nạn giao thông trên đường đi làm được hưởng chế độ lao động được quy định tại Điều 45, Luật An toàn vệ sinh lao động, cụ thể:
-Tai nạn xảy ra trong nơi làm việc kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
– Làm nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của người sử dụng lao động, ở ngoài phạm vi doanh nghiệp, mà bị tai nạn do người khác gây ra, nhưng không xác định được người gây tai nạn, thì người sử dụng lao động vẫn phải bồi thường cho người lao động theo quy định.
-Trên đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý
-Khả năng lao động dưới 5%
Như vậy, người lao động gặp nạn trên đường đi làm sẽ được hưởng các chế độ trên.
>>> Bị tai nạn giao thông trên đường đi làm có hưởng chế độ tai nạn lao động? Gọi ngay: 1900.6174
Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn giao thông
Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động được quy định tại Điều 57. Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động. Luật An toàn và Vệ sinh lao động.
Các loại hồ sơ cần chuẩn bị, bao gồm:
-Một sổ bảo hiểm xã hội
-Giấy xuất viện; hồ sơ bệnh án
-Biên bản giám định suy giảm lao động
-Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động
Tai nạn giao thông, là sự cố rủi ro xảy ra khi người tham gia giao thông điều khiển phương tiện giao thông. Mỗi chúng ta cần tuân thủ các quy định về luật an toàn giao thông, các Nghị định của Chính phủ, thực hiện tốt các quy định, để không gây ra tai nạn giao thông, ảnh hưởng tới chính bản thân và mọi người xung quanh.
>>> Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn giao thông bao gồm những giấy tờ gì? Gọi ngay: 1900.6174
Mong rằng những thông tin Luật Thiên Mã cung cấp phía trên, sẽ giúp các bạn hiểu hơn các quy định của pháp luật về tai nạn giao thông, cũng như các chế độ người lao động được hưởng khi xảy ra tai nạn giao thông. Nếu quý vị có thắc mắc về vấn đề này, hay cần tư vấn những vấn đề pháp luật khác, hãy nhấc máy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại 1900.6174, để được hỗ trợ giải đáp.