Bảo hiểm y tế quận Bắc Từ Liêm – Địa chỉ và thông tin liên hệ

Bảo hiểm y tế quận Bắc Từ Liêm ở đâu? Làm sao để liên hệ với cơ quan khi thực hiện các chính sách về bảo hiểm y tế? Là những câu hỏi được nhiều quý khách hàng quan tâm. Dưới đây, Luật Thiên Mã xin chia sẻ những thông tin quan trọng liên quan đến BHYT quận Bắc Từ Liêm. Nếu trong quá trình tìm hiểu, có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay: 1900.633.727 để được giải đáp nhanh chóng nhất.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn luật bảo hiểm y tế quận Bắc Từ Liêm? Gọi ngay: 1900.633.727

bao-hiem-y-te-quan-bac-tu-liem

Địa chỉ và thông tin liên hệ bảo hiểm y tế quận Bắc Từ Liêm

Bảo hiểm do Nhà nước tổ chức và quản lí nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cả cộng đồng xã hội, phục vụ mục đích chăm lo sức khoẻ, khám và chữa bệnh cho nhân dân.

Bảo hiểm y tế là một phần của Bảo hiểm xã hội, là chính sách liên quan đến việc chăm sóc sức khoẻ của mọi người dân cần phải thực hiện.

Bảo hiểm xã hội quận Bắc Từ Liêm là đơn vị trực thuộc của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, có đặt trụ sở tại tòa nhà CT5A Khu tái định cư Kiều Mai, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Thông tin cụ thể và phương thức liên hệ như sau:

STT          Nội dung                                           THÔNG TIN CHI TIẾT BHXH QUẬN BẮC TỪ LIÊM
1 Địa chỉ Tòa nhà CT5A, Khu tái định cư Kiều Mai, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
2 Email Chưa cập nhật
3 Điện thoại 024.32242059
4 Đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội
5 Giờ làm việc Làm việc từ thứ 2 đến thứ 6
– Sáng: 8h-12h
– Chiều: 14h – 17h
– Thứ 7, chủ nhật: Nghỉ
6 Cơ cấu tổ chức Phòng nghiệp vụ:
– Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và Trả kết quả: nhánh số: 101-104
– Bộ phận Quản lý thu: nhánh số 113-118
– Bộ phận Sổ, thẻ: nhánh số 122
– Bộ phận Chính sách:  Chưa cập nhật
– Bộ phận Kế toán: Chưa cập nhật
7 Ban giám đốc Giám đốc: Bà: Nguyễn Thị Thanh Bình

Trong trường hợp cá nhân, tổ chức có nhu cầu giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực bảo hiểm y tế quận Nam Từ Liêm có thể trực tiếp đến trụ sở của cơ quan bảo hiểm xã hội tại Tòa nhà CT5A, Khu tái định cư Kiều Mai, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Trước khi đến tùy vào vấn đề cần giải quyết mọi cá nhân và tổ chức có thể liên hệ với các phòng chức năng để đặt lịch hoặc hướng dẫn để công việc được giải quyết nhanh và thuận lợi.

>>> Luật sư tư vấn về thủ tục gia hạn thẻ bảo hiểm y tế quận Bắc Từ Liêm? Gọi ngay: 1900.633.727

Bảo hiểm y tế quận Bắc Từ Liêm thực hiện thủ tục hành chính nào?

Bảo hiểm y tế quận Bắc Từ Liêm thực hiện các thủ tục hành chính sau:

– Về các chính sách bảo hiểm y tế:

  • Thanh toán trực tiếp chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
  •  Ký hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
  •  Thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT với cơ sở khám chữa bệnh BHYT.

– Về cấp sổ BHXH, thẻ BHYT:

  •  Thực hiện việc cấp lại, đổi và điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT khi người dân yêu cầu.

– Về Thực hiện chính sách BHXH:

  •  Giải quyết cho người tham gia BHXH hưởng chế độ ốm đau.
  •  Giải quyết hưởng chế độ thai sản.
  •  Giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  •  Giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần cho người có yêu cầu.

– Chi trả các chế độ BHXH:

Truy lĩnh lương hưu, hưởng tiếp trợ cấp BHXH trong các trường hợp: 

  • Hết hạn hưởng, không còn tên trên Danh sách chi trả tháng này, nhưng còn số tiền của các tháng trước chưa nhận.
  • Người hưởng hoặc người lĩnh thay 6 tháng liên tục không nhận tiền, cơ quan BHXH đã tạm dừng in danh sách chi trả.
  • Truy lĩnh chế độ BHXH 1 lần của những năm trước.

Người hưởng lĩnh chế độ BHXH hàng tháng bằng tiền mặt, có yêu cầu chuyển sang lĩnh tiền thông qua tài khoản cá nhân và ngược lại, hoặc thay đổi tài khoản cá nhân, thay đổi nơi nhận trong địa bàn tỉnh.

Ủy quyền lĩnh thay lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Truy lĩnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, hoặc trợ cấp một lần của người hưởng đã chết nhưng còn những tháng chưa nhận.

– Về Thu BHXH:

  •  Thực hiện thủ tục đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; cấp sổ BHXH và thẻ BHYT cho người tham gia.
  •   Đăng ký hoặc đăng ký lại, điều chỉnh đóng BHXH tự nguyện, cấp sổ BHXH.
  •   Đăng ký đóng, cấp thẻ BHYT đối với những người chỉ tham gia BHYT.
  •   Hoàn trả tiền cho các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, người có từ 2 sổ BHXH trở lên, có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau, người tham gia BHYT theo hộ gia đình, người tham gia BHYT được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng.

>>> Xem thêm: Bảo hiểm y tế huyện Thanh Trì – Hotline tư vấn luật BHYT 1900.633.727

Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế có hai hình thức là bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm y tế không bắt buộc. Vì vậy, pháp luật cũng quy định rõ các đối tượng đóng bảo hiểm xã hội như sau:

– Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng (Điều 1, Nghị định Số: 146/2018/NĐ-CP)

  • Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức.
  • Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

–  Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng (Điều 2, Nghị định Số: 146/2018/NĐ-CP)

  • Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
  • Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định của Chính phủ.
  • Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
  • Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.
  • Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
  • Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

– Nhóm do ngân sách nhà nước đóng (Điều 3, Nghị định Số: 146/2018/NĐ-CP)

  1.     Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước.
  2.     Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước.
  3.     Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
  4.     Cựu chiến binh.
  5.     Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm.
  6.     Trẻ em dưới 6 tuổi.
  7.     Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội.
  8.     Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo và một số đối tượng khác. 
  9.     Người được phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú thuộc họ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người hằng tháng thấp hơn mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ.
  10. Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ.
  11. Thân nhân của người có công với cách mạng. 
  12. Thân nhân của sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ, sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an.
  13. Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến ghép mô tạng.
  14. Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
  15. Người phục vụ người có công với cách mạng sống ở gia đình. 
  16. Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

– Nhóm do ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng (Điều 4, Nghị định Số: 146/2018/NĐ-CP)

  • Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
  • Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 9 Điều 3 Nghị định này.
  • Học sinh, sinh viên.
  • Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình (Điều 5, Nghị định Số: 146/2018/NĐ-CP)

  1.     Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định Số: 146/2018/NĐ-CP
  2.     Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3 , 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này.
  3.     Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình:

a) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;

b) Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.

– Nhóm do người sử dụng lao động đóng (Điều 6, Nghị định Số: 146/2018/NĐ-CP)

  1. Thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội, bao gồm đối tượng theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 13 Điều 3 Nghị định này.
  2. Thân nhân của công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân bao gồm đối tượng theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 13 Điều 3 Nghị định này.
  3. Thân nhân của người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu, bao gồm đối tượng theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 13 Điều 3 Nghị định này.

Như vậy, có tất cả 6 nhóm đối tượng đóng bảo hiểm y tế, mỗi nhóm sẽ có chế độ, chính sách đóng BHYT khác nhau, vì vậy việc xác định bản thân thuộc nhóm nào là điều rất quan trọng để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

>>> Những ai phải tham gia bảo hiểm y tế? Gọi ngay: 1900.633.727

Số tài khoản thu chi BHYT, BHXH

Hiện nay, ngoài việc đến trực tiếp cơ quan BHXH để đóng BHXH, BHYT thì người dân có thể nộp tiền thông qua số tài khoản thu chi của cơ quan BHXH, như vậy khi đến kỳ đóng BHXH, người dân chỉ việc nộp tiền vào tài khoản thu chi mà không cần phải đến trực tiếp để nộp. Dưới đây là thông tin số tài khoản Bảo hiểm Xã hội quận Bắc Từ Liêm: 

Tên tài khoản: Bảo hiểm xã hội quận Bắc Từ Liêm

  • Kho bạc Nhà nước quận Bắc Từ Liêm: 3741 – Mã QHNS: 1120.110 => Chỉ dành cho các đơn vị HCSN có tài khoản Ngân sách tại KBNN
  • Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt: 1450 202 000 186
  • Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy: 21 510 009 801 126
  • Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long – PGD Kiều Mai: 0491 000 666 689
  • Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân: 901 250 000 000 052
  • Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt – PGD Nam Thăng Long: 0781 100 222 002

 Lưu ý: 

  1.     Khi nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN trong Nội dung cần ghi rõ theo cấu trúc +BHXH+103+00+Mãđơnvị+MãQuận+dong BHXH+ tại Hướng dẫn ghi cấu trúc nộp tiền BHXH. Trường hợp đơn vị có nhiều mã (như YN, IC, BW) thì phải lập từng UNC nộp tiền cho từng mã đơn vị.
  2.     Ví dụ: đơn vị đóng BHXH tại Bắc Từ Liêm ghi: +BHXH+103+00+YN01234+00131+dong BHXH+

Trên đây là những thông tin quan trọng liên quan đến bảo hiểm y tế quận Bắc Từ Liêm, hy vọng có thể giúp quý khách hàng trong việc nộp BHYT, BHXH. Để biết chi tiết hơn liên quan đến BHXH, BHYT, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp đến Tổng Đài Pháp Luật để được giải đáp nhanh chóng.

Các hình thức tư vấn bảo hiểm y tế quận Bắc Từ Liêm

Nếu bạn muốn tư vấn về vấn đề luật bảo hiểm y tế quận Bắc Từ Liêm, bạn có thể gọi ngay cho chúng tôi theo hotline Luật Thiên Mã 1900.633.727 để được giải đáp các thắc mắc. Với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chi tiết tất cả các vấn đề liên quan như mức đóng và hưởng thẻ bảo hiểm, thủ tục cấp lại thẻ, hồ sơ, quy trình, sử dụng thẻ bảo hiểm trái tuyến, vượt tuyến và các vấn đề khác liên quan đến BHXH.

Ngoài ra, bạn còn có thể liên hệ để được tư vấn về bảo hiểm y tế quận Bắc Từ Liêm qua 02 hình thức như sau:

– Liên hệ qua đường dây nóng: 024.32242059

– Đến trực tiếp tại bộ phận một cửa Bảo hiểm y tế quận Bắc Từ Liêm: Tòa nhà CT5A, Khu tái định cư Kiều Mai, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

bao-hiem-y-te-quan-bac-tu-liem

>>> Liên hệ luật sư tư vấn luật bảo hiểm y tế quận Bắc Từ Liêm? Gọi ngay: 1900.633.727

Gia hạn thẻ bảo hiểm y tế quận Bắc Từ Liêm như thế nào?

Để gia hạn thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) cho hộ gia đình của bạn, quy trình này đòi hỏi bạn tuân theo một số quy định và thủ tục cụ thể. Theo quy định được ghi trong Công văn số 2089/VBHN-BHXH, ngày 26/6/2020 của Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam, điều chỉnh tại Điểm 2.2, Khoản 2, Điều 47, có những điểm quan trọng cần lưu ý.

Đối tượng được quy định tại Điểm 4.3 của Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 8 của Điều 17 bao gồm những người đã có thời gian tham gia BHYT liên tục. Trong trường hợp bạn đã không tham gia BHYT trong một khoảng thời gian dài hơn 3 tháng trong năm tài chính, thì khi bạn đăng ký gia hạn thẻ BHYT, thẻ mới sẽ chỉ có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày bạn nộp tiền đóng BHYT.

Điều này áp dụng cho trường hợp bạn đăng ký tham gia BHYT lần đầu hoặc nếu bạn tham gia BHYT không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính. Do đó, để tiến hành gia hạn thẻ BHYT, bạn cần thực hiện các bước sau:

  1. Xác định đối tượng gia hạn: Xác định xem bạn thuộc đối tượng nào theo quy định của BHXH, liệu bạn đã tham gia BHYT liên tục hay không.
  2. Nộp hồ sơ và thông tin: Đến Đại lý thu BHXH, BHYT hoặc cơ quan BHXH gần nhất, bạn cần thông báo số BHXH (cung cấp mã thẻ BHYT cũ) và cung cấp thông tin cần thiết theo yêu cầu.
  3. Nộp tiền đóng BHYT: Bạn sẽ phải nộp tiền đóng BHYT theo mức phí quy định để gia hạn thẻ BHYT cho hộ gia đình của mình.

Sau khi hoàn thành các bước trên, thẻ BHYT mới của bạn sẽ được cấp và có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày bạn nộp tiền đóng BHYT.

Để thuận tiện hơn trong quá trình này, bạn cũng có thể tìm đến sự tư vấn của một luật sư chuyên nghiệp, họ sẽ hỗ trợ bạn hiểu rõ hơn về quy trình và đảm bảo rằng mọi thủ tục được thực hiện một cách đúng đắn và nhanh chóng nhất. Đối với bất kỳ thắc mắc nào, bạn cũng có thể liên hệ với số điện thoại tư vấn 1900.633.727 để được hỗ trợ chi tiết và chính xác nhất.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn luật bảo hiểm y tế quận Bắc Từ Liêm? Gọi ngay: 1900.633.727

Trên đây là những thông tin quan trọng liên quan đến bảo hiểm y tế quận Bắc Từ Liêm, hy vọng có thể giúp quý khách hàng trong việc nộp BHYT, BHXH. Để biết chi tiết hơn liên quan đến BHXH, BHYT, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp đến Luật Thiên Mã qua hotlien: 1900.633.727 để được giải đáp nhanh chóng.

Block "fixed-contact-1900633727" not found