action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Bảo hiểm xã hội Thành phố Bến Tre – Hotline tư vấn luật 1900.6174

Bảo hiểm xã hội Thành phố Bến Tre thường xuyên là từ khóa được người dân tìm kiếm nhiều nhất bởi đây là nơi liên quan trực tiếp đến quyền lợi và lợi ích của họ. Vậy, tại khu vực thành phố Bến Tre, địa chỉ trung tâm bảo hiểm xã hội đặt tại đâu, số điện thoại liên hệ là gì, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bảo hiểm xã hội thành phố được quy định như thế nào, và đâu là một số vướng mắc thường gặp của người dân. Những câu hỏi này sẽ được Luật Thiên Mã 1900.6174 trình bày trong bài viết dưới đây. 

bao-hiem-xa-hoi-thanh-pho-ben-tre

>>> Tư vấn miễn phí về các chế độ bảo hiểm xã hội của Thành phố Bến Tre. Gọi ngay 1900.6174

Địa chỉ trung tâm bảo hiểm xã hội thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre

Trung tâm bảo hiểm xã hội thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre đặt tại: 176A3 Đoàn Hoàng Minh, phường 6, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

Đơn vị cấp trên trực tiếp: Bảo hiểm xã hội tỉnh Bến Tre

Địa chỉ trung tâm BHXH Thành phố Bến Tre trên Gooogle Maps:

>>> Tư vấn miễn phí chế độ nghỉ thai sản Thành phố Bến Tre. Gọi ngay 1900.6174

Số điện thoại liên hệ bảo hiểm xã hội thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre

Khi có thắc mắc liên quan đến vấn đề bảo hiểm xã hội, người dân tại thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre có thể liên hệ với bảo hiểm xã hội tại địa bàn này theo số: 0753 824 320.

bao-hiem-xa-hoi-thanh-pho-ben-tre-2

>>> Giải đáp miễn phí các vấn đề liên quan thủ tục bảo hiểm thất nghiệp tại Thành phố Bến Tre. Gọi ngay 1900.6174

Vị trí, chức năng của Bảo hiểm xã hội thành phố Bến Tre

Vị trí, chức năng của Bảo hiểm xã hội thành phố Bến Tre tuân theo các quy định chung về vị trí, chức năng của Bảo hiểm xã hội huyện quy định tại Điều 5 Quyết định 969/QĐ-BHXH quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của bảo hiểm xã hội địa phương, cụ thể: 

Bảo hiểm xã hội thành phố Bến Tre là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Bến Tre, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Bến Tre tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn thành phố Bến Tre theo quy định.

Bảo hiểm xã hội thành phố Bến Tre chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Bến Tre và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn của Ủy ban nhân dân thành phố Bến Tre.

Bảo hiểm xã hội thành phố Bến Tre có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.

>>> Giải đáp miễn phí các vấn đề liên quan thủ tục bảo hiểm y tế tại Thành phố Bến Tre. Gọi ngay 1900.6174

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội thành phố Bến Tre

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội thành phố Bảo Lộc tuân theo các quy định chung về nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 6 Quyết định 969/QĐ-BHXH quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của bảo hiểm xã hội địa phương, cụ thể: 

1. Xây dựng trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh kế hoạch phát triển Bảo hiểm xã hội huyện dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.

2. Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

3. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh, cụ thể:

a) Cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

b) Khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức và cá nhân tham gia. Từ chối việc đóng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định. Kiểm tra việc ký hợp đồng lao động, đóng nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động;

c) Ký hợp đồng với các tổ chức làm đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định;

d) Giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết theo cơ chế “một cửa” tại Bảo hiểm xã hội huyện;

đ) Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; từ chối chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định;

e) Tiếp nhận khoản kinh phí từ Ngân sách Nhà nước chuyển sang để đóng, hỗ trợ đóng cho các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện;

g) Quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản của Bảo hiểm xã hội huyện theo phân cấp;

h) Ký, tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp.

4. Giải quyết các kiến nghị, khiếu nại về việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức, cá nhân tham gia và các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định.

5. Thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh. Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO vào hoạt động của Bảo hiểm xã hội huyện.

6. Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.

7. Quản lý, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu hành chính và hồ sơ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

8. Hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho các tổ chức, cá nhân tham gia.

9. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội trên địa bàn, với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.

10. Đề xuất, kiến nghị, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

11. Có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn.

12. Định kỳ cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho người lao động, người sử dụng lao động hoặc khi người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức công đoàn yêu cầu; Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

13. Thường xuyên phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cập nhật thông tin về tình hình sử dụng lao động trên địa bàn. Phối hợp cơ quan thuế cập nhật mã số thuế của tổ chức, cá nhân; định kỳ hàng năm, cập nhật thông tin do cơ quan thuế cung cấp về chi phí tiền lương để tính thuế của doanh nghiệp hoặc tổ chức.

14. Quản lý viên chức, người lao động của Bảo hiểm xã hội huyện.

15. Tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và bảo mật dữ liệu công nghệ thông tin; thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo, thi đua – khen thưởng theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội tỉnh.

16. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh giao.

bao-hiem-xa-hoi-thanh-pho-ben-tre-3

>>> Giải đáp miễn phí về nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH Thành phố Bến Tre. Gọi ngay 1900.6174

Tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội thành phố Bến Tre tư vấn những nội dung gì?

Tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội của chúng tôi luôn lắng nghe chia sẻ, yêu cầu của khách hàng nhằm giải đáp những vướng mắc về bảo hiểm xã hội tại thành phố Bến Tre nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung. Khi liên hệ đến tổng đài 0753 824 320 , đội ngũ luật sư của chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ khách hàng những vấn đề sau:

  • Tư vấn pháp lý cho khách hàng về các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội.
  • Giải thích quyền và trách nhiệm của các chủ thể có liên quan đến việc tham gia bảo hiểm xã hội, đặc biệt là người lao động và người sử dụng lao động. 
  • Tư vấn quy trình, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội trong mọi chế độ như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất (về các vấn đề như điều kiện hưởng, mức hưởng, thời gian hưởng,…)
  • Liệt kê các chính sách nhà nước về bảo hiểm xã hội để khách hàng có thể nhận biết và áp dụng hiệu quả vào trường hợp của mình.
  • Tư vấn và có thể xử lý khiếu nại theo yêu cầu khi khách hàng có tranh chấp liên quan đến bảo hiểm xã hội.
  • Tư vấn các hình thức xử phạt vi phạm hành chính khi không tuân thủ nghĩa vụ và trách nhiệm về đóng bảo hiểm xã hội, chủ yếu là của người sử dụng lao động.

Ví dụ về một số nội dung mà tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội tư vấn khi khách hàng liên hệ: Trong trường hợp một người lao động nam phải nghỉ việc để chăm con nhỏ (2 tuổi) bị ốm đau và phải nhập viện liên tục trong thời gian dài, người này gọi điện đến tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội để hỏi rằng mình có thuộc trường hợp được hưởng bảo hiểm xã hội hay không? Và nếu được thì các giấy tờ cần chuẩn bị là gì.

Ngay lập tức, đội ngũ luật sư hoặc tư vấn viên của chúng tôi sẽ giải đáp cho vị khách hàng này, rằng trường hợp của anh ta được hưởng chế độ khi con ốm đau theo quy định tại khoản 2 Điều 25 và Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Đồng thời, anh này phải cung cấp được các loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, khoản 2.1 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH ban hành ngày 31 tháng 1 năm 2019. Theo đó, anh này cần chuẩn bị:

  • Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện của người con trong trường hợp điều trị nội trú theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT, hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong trường hợp điều trị ngoại trú theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT.
  • Nếu người con được khám, chữa bệnh ở nước ngoài thì yêu cầu cần có bản dịch tiếng Việt được chứng thực của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
  • Bản sao hợp lệ giấy chuyển tuyến trong trường hợp phải chuyển viện khi điều trị.

Như vậy, sau khi đã gọi điện thoại đến tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội của chúng tôi, anh này đã có thể được hưởng quyền của mình khi nộp đầy đủ các loại giấy tờ đã được tư vấn cho cơ quan bảo hiểm xã hội để được hưởng trợ cấp.

Nhìn chung, khi khách hàng gọi điện thoại đến tổng đài bảo hiểm xã hội của chúng tôi, yếu tố chuyên nghiệp và hiệu quả luôn được đội ngũ luật sư đặt lên hàng đầu để đem lại sự trải nghiệm dịch vụ cho khách hàng một cách mượt mà, trơn tru nhất. Do đó, liên quan đến bảo hiểm xã hội, bất ký khi nào bạn cần, Luật Thiên Mã luôn sẵn sàng tư vấn và gỡ rối các vướng mắc của bạn.

>>>Luật Thiên Mã tư vấn chính xác mọi vấn đề, thủ tục liên quan đến BHXH tại Thành phố Bến Tre. Gọi ngay 1900.6174

Cách thức kết nối tới tổng đài bảo hiểm xã hội miễn phí

Để được tiếp xúc với đội ngũ luật sư và chuyên viên tư vấn của chúng tôi tại tổng đài luật bảo hiểm xã hội mà không cần phải bỏ nhiều thời gian và công sức cho quá trình đi lại, quý khách hàng hãy nhấc máy và gọi đến số điện thoại 1900.6174. Với nhiều năm kinh nghiệm cùng hệ thống kiến thức chuyên môn sâu, luôn cập nhật nhanh chóng các quy định mới của pháp luật, tổng đài của chúng tôi cam kết lắng nghe, tư vấn và giải đáp toàn bộ thắc mắc của khách hàng.

Trường hợp vấn đề phức tạp, cần nhiều giải thích để khách hàng có thể nắm rõ vấn đề và nhận biết chính xác trường hợp của bản thân, chúng tôi sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất theo yêu cầu để khách hàng nhận được câu trả lời và bản tư vấn hoàn chỉnh, thông qua email hoặc các phương tiện giao tiếp khác.

Nếu cần thiết, tổng đài Luật Thiên Mã sẽ sắp xếp một buổi gặp mặt trực tiếp dựa trên lịch trình làm việc và sinh hoạt của khách hàng, nhằm hỗ trợ và tháo gỡ những băn khoăn của khách hàng về luật bảo hiểm xã hội. Vì vậy, quý khách hàng đừng ngần ngại mà hãy gọi điện thoại ngay tới đường dây nóng của chúng tôi hoặc đặt lịch hẹn với đội ngũ luật sư trực tiếp tại văn phòng.

Một số lợi ích mà khách hàng nhận được khi lựa chọn tổng đài bảo tư vấn luật bảo hiểm xã hội của Luật Thiên Mã:

  • Được đội ngũ luật sư và chuyên viên tư vấn giải đáp chi tiết, cụ thể vấn đề đang phát sinh về bảo hiểm xã hội dựa trên quy định của pháp luật.
  • Tiết kiệm tài chính hơn so với hình thức tư vấn trực tiếp tại bất kỳ công ty hay văn phòng luật sư nào. 
  • Tiết kiệm thời gian đi lại.
  • Kết nối nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả với đội ngũ luật sư có bề dày kinh nghiệm và chiều sâu kiến thức chuyên môn.

Ngoài ra, quý khách hàng còn có thể nhận được một số lợi ích phi vật chất khác về tinh thần thông quan cách thức, phương pháp tư vấn tận tình, tận tâm của tổng đài tư vấn Luật Thiên Mã. Sự lựa chọn của khách hàng luôn là động lực và niềm vui để chúng tôi liên tục hoàn thiện và phát triển.

bao-hiem-xa-hoi-thanh-pho-ben-tre-5

>>>Xem thêm: Đội ngũ luật sư – Tác giả chuyên môn tại Luật Thiên Mã

Các vướng mắc thường gặp khi liên hệ tổng đài bảo hiểm xã hội thành phố Bến Tre

Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh khác nhau của người lao động hay người sử dụng lao động khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội mà câu hỏi được đặt ra cho tổng đài bảo hiểm xã hội thành phố Bến Tre là ngày càng nhiều.

Trong thời gian gần đây, nhận thấy người dân tại thành phố Bến Tre thường gặp khó khăn trong một số vấn đề nhất định về bảo hiểm xã hội, do đó tổng đài Luật Thiên Mã sẽ giải đáp và trình bày cụ thể những vấn đề này để người dân nắm bắt và có thể vận dụng các quy định của pháp luật, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng hơn để người dân giải quyết nhanh chóng vướng mắc của bản thân. 

Thứ nhất, thẻ bảo hiểm y tế là một thuật ngữ không còn quá xa lạ đối với phần lớn người dân Việt Nam, được cấp cho người tham gia bảo hiểm y tế và làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về y tế theo quy định của pháp luật. Vậy, câu hỏi thường gặp nhất của tổng đài đó là giá trị sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế là bao lâu?

Thứ hai, nhiều trường hợp người lao động khi nghỉ việc ở công ty có yêu cầu người sử dụng lao động trả lại sổ bảo hiểm xã hội nhưng không được trả, họ thường gọi điện thoại đến tổng đài với câu hỏi được đặt ra là với trường hợp này, người lao động có thể báo mất để xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội được không?

Bạn đọc hãy cùng tổng đài Luật Thiên Mã giải đáp thắc mắc cho các trường hợp trên căn cứ theo các quy định pháp luật cụ thể.

 Giá trị sử dụng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) là gì?

Thẻ bảo hiểm y tế hiện nay chỉ ghi nhận thời điểm mà thẻ bắt đầu có giá trị sử dụng, không ghi nhận thời điểm hết hạn sử dụng trên thẻ. Vậy, liên quan đến giá trị sử dụng thẻ bảo hiểm y tế, căn cứ khoản 9 Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và khoản 73 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị tương ứng với số tiền đóng bảo hiểm y tế, ngoại trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi. Căn cứ Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế, chúng ta có thể xác định thời hạn mà thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng như sau:

  • Đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp: thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ tháng đầu tiên hưởng trợ cấp thất nghiệp ghi trong quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của cơ quan nhà nước cấp có thẩm quyền.
  • Đối với trẻ em dưới 6 tuổi: 
  • Sinh trước ngày 30 tháng 9: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 9 của năm trẻ đủ 72 tháng tuổi;

Ví dụ: Trẻ sinh vào ngày 8 tháng 2 năm 2020 thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2023

  • Sinh sau ngày 30 tháng 9: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết ngày cuối của tháng trẻ đủ 72 tháng tuổi.

Ví dụ: Trẻ sinh vào ngày 19 tháng 11 năm 2020 thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 9 năm 2023.

  • Đối với người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội: thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ ngày được hưởng trợ cấp xã hội tại quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
  • Đối với người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo và một số đối tượng khác (được quy định chi tiết tại khoản 9 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP) và người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mà được nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế: thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ ngày được xác định tại quyết định phê duyệt danh sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Đối với người được phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú thuộc hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ: thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ ngày được xác định tại Quyết định phê duyệt danh sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến ghép mô tạng: thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể.
  • Đối với học sinh, sinh viên: 

– Thẻ bảo hiểm y tế được cấp hàng năm cho học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó:

+ Đối với học sinh lớp 1: Giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 năm đầu tiên của cấp tiểu học;

+ Đối với học sinh lớp 12: Thẻ có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 9 của năm đó.

– Thẻ bảo hiểm y tế được cấp hàng năm cho học sinh, sinh viên của cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó:

+ Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng từ ngày nhập học, trừ trường hợp thẻ của học sinh lớp 12 đang còn giá trị sử dụng;

+ Đối với học sinh, sinh viên năm cuối của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng đến ngày cuối của tháng kết thúc khóa học.

  • Đối với đối tượng khác: thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ ngày người tham gia nộp tiền đóng bảo hiểm y tế. 
  • Đối với người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình; nhóm do người sử dụng lao động đóng (trường hợp tham gia bảo hiểm y tế lần đầu hoặc tham gia không liên tục từ 03 tháng trở lên trong năm tài chính): thẻ bảo hiểm y tế có thời hạn sử dụng là 12 tháng kể từ ngày thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng.

Như vậy, tùy thuộc vào số tiền mà người dân đóng vào bảo hiểm y tế là bao nhiêu mà giá trị sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế là khác nhau. Để biết được chính xác thời hạn còn lại của thẻ bảo hiểm y tế, người dân có thể liên hệ trực tiếp với cơ quan bảo hiểm y tế tại địa phương trong trường hợp cần thiết.

bao-hiem-xa-hoi-thanh-pho-ben-tre

>>> Giải đáp miễn phí về về giá trị sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế. Gọi ngay 1900.6174

Công ty cũ không trả sổ bảo hiểm xã hội, báo mất xin cấp lại được không?

Đối với trường hợp người lao động làm mất sổ bảo hiểm xã hội, cơ quan chức năng có thẩm quyền tạo điều kiện cấp lại sổ để người lao động tiếp tục được hưởng các quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật trên cơ sở đã đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Do đó, trong trường hợp công ty cũ không trả sổ bảo hiểm xã hội, người lao động không nên báo mất để xin cấp lại.

Thay vào đó, người lao động nên thực hiện những biện pháp mạnh tay hơn đối với người sử dụng để được trả lại sổ bảo hiểm xã hội. Bởi lẽ, theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019, trong vòng 14 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có nghĩa vụ hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội và trả lại sổ cũng như bản chính các giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ của người lao động. 

Nghĩa vụ này vẫn tồn tại trong trường hợp người lao động nghỉ ngang, hay còn gọi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Lao động 2019 về nghĩa cụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, không có khoản nào quy định người lao động không được nhận lại sổ bảo hiểm xã hội.

Do đó, dựa trên nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp này, người sử dụng lao động vẫn phải có trách nhiệm trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động cũng căn cứ theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 được đề cập ở trên. Vì vậy, khi không được công ty cũ trả lại sổ bảo hiểm xã hội, đầu tiên, người lao động có thể nói chuyện, trao đổi và thương lượng về vấn đề này với chủ thể có thẩm quyền trong công ty cũ để có thể được giải quyết.

Trường hợp vẫn không giải quyết được, người lao động có thể nhờ sự hỗ trợ và can thiệp của hòa giải viên lao động, hội đồng trọng tài lao động, cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại như Chánh thanh tra Sở lao động – Thương binh và Xã hội hay thậm chí là khởi kiện ra tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động. 

Về biện pháp hòa giải tại hòa giải viên, người lao động gửi yêu cầu đến hòa giải viên. Hòa giải viên sẽ hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp. Trường hợp các bên thỏa thuận được thì lập biên bản hòa giải thành.

Trường hợp các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên đưa ra phương án để các bên xem xét. Nếu vẫn hòa giải không thành, người lao động được quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp tại Hội đồng trọng tài lao động hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết (khoản 7 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019).

Về biện pháp hòa giải tại Hội đồng trọng tài lao động, ở giai đoạn này, người lao động không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết. Một ban trọng tài sẽ được thành lập để ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp cho các bên. Nếu hết thời hạn theo quy định của pháp luật mà Ban trọng tài không được thành lập hoặc không ra quyết định giải quyết tranh chấp thì người lao động mới có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết theo các quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. 

Ngoài ra, Điều 5 Nghị định 24/2018/NĐ-CP còn cho phép người lao động thực hiện biện pháp khiếu nại tới Chánh thanh tra Sở lao động – Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở chính nếu trước đó người lao động đã khiếu nại trực tiếp với người sử dụng lao động nhưng không được giải quyết.

Cụ thể, khi có căn cứ cho rằng hành vi của người sử dụng lao động là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người lao động thực hiện khiếu nại đến người sử dụng lao động giải quyết khiếu nại lần đầu.

Trường hợp người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, mà cụ thể tại trường hợp này là người sử dụng lao động vẫn không trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, thì người lao động vẫn được khiếu nại lần hai đến người sử dụng lao động hoặc đến Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở. Trường hợp đã khiếu nại lần hai nhưng người sử dụng lao động vẫn không chịu thực hiện nghĩa vụ của mình thì người lao động có quyền khởi kiện vụ án hành chính.

Như vậy, trong trường hợp công ty cũ không trả lại sổ bảo hiểm xã hội, người dân không nên báo mất để được cấp lại sổ. Thay vào đó, người dân có thể thực hiện các biện pháp được pháp luật quy định, ví dụ như hòa giải tại các cơ quan có thẩm quyền, gửi đơn khiếu nại lên Sở lao động – Thương binh và Xã hội hoặc khởi kiện ra tòa án để buộc công ty cũ phải trả lại sổ bảo hiểm xã hội.

>>>Xem thêm: Không nhận được tiền bảo hiểm thất nghiệp phải làm sao? 

Trên đây là một số thông tin Luật Thiên Mã gửi đến bạn để cung cấp thêm về luật Bảo hiểm xã hội Thành phố Bến Tre. Với bài viết này, hi vọng rằng các bạn đã có cái nhìn sâu và hiểu rõ hơn về vấn đề này. Nếu còn thắc mắc hay cần hỗ trợ về những vấn đề pháp lý khác, các bạn vui lòng liên hệ đường dây nóng 1900.6174của Luật Thiên Mã để được tư vấn nhanh chóng nhất.

Lưu ý:

Tổng Đài 1900.6174 là tổng đài tư vấn pháp luật của công ty Luật Thiên Mã có trách nhiệm và quyền hạn tư vấn luật đa lĩnh vực như đất đai, hôn nhân & gia đình, hình sự, dân sự, bảo hiểm xã hội… Chúng tôi không phải là cơ quan bảo hiểm xã hội và chúng tôi không mạo danh bất cứ cơ quan đoàn thể nào. Quý khách hàng có nhu cầu có thể trực tiếp liên hệ đến hotline tổng đài của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam 1900.9068

Luật Thiên Mã chỉ có 02 chi nhánh tại Hà Nội và TPHCM. Chúng tôi hiện chưa có văn phòng giao dịch, chi nhánh công ty luật tại Bến Tre. Chúng tôi chỉ hỗ trợ tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội qua các phương thức trực tuyến. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư trực tiếp, chúng tôi sẽ cử Luật sư ở chi nhánh gần nhất xuống tận nơi để giải quyết vụ việc theo yêu cầu!

 

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7