action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Bảo hiểm xã hội Thành phố Bảo Lộc – Hotline tư vấn luật 1900.6174

Bảo hiểm xã hội Thành phố Bảo Lộc trong thời gian vừa qua được khá nhiều người đặt khá nhiều câu hỏi liên quan đến cơ quan này. Vậy, khi khách hàng nơi đây cần hỏi đáp những vấn đề về bảo hiểm xã hội thì liên hệ với cơ quan nào? Vị trí, chức năng của cơ quan này theo quy định pháp luật ra sao? Một số những vấn đề được người dân tại thành phố Bảo Lộc thường xuyên quan tâm liên quan tới vấn đề gì?

 

bao-hiem-xa-hoi-thanh-pho-bao-loc

>>> Tư vấn miễn phí về các chế độ bảo hiểm xã hội của Thành phố Bảo Lộc. Gọi ngay 1900.6174

Địa chỉ, thông tin liên hệ trung tâm bảo hiểm xã hội thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng

Hiện nay, trung tâm bảo hiểm xã hội thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng đặt tại: Tuệ Tĩnh, phường 2, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng

Đơn vị cấp trên trực tiếp: Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng

Điện thoại: 026 3386 3029

Địa chỉ trung tâm BHXH Thành phố Bảo Lộc trên Gooogle Maps:

>>> Tư vấn miễn phí chế độ nghỉ thai sản tại Thành phố Bảo Lộc. Gọi ngay 1900.6174

Giờ làm việc của cơ quan bảo hiểm xã hội thành phố Bảo Lộc

Trung tâm bảo hiểm xã hội thành phố Bảo Lộc làm việc từ thứ 2 đến thứ 6, trừ các ngày nghỉ lễ và ngày tết.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và giải quyết buổi sáng: từ 8 giờ đến 12 giờ.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và giải quyết buổi chiều: từ 14 giờ đến 17 giờ.

>>> Tư vấn miễn phí chế độ nghỉ hưu trí tại Thành phố Bảo Lộc. Gọi ngay 1900.6174

Vị trí, chức năng của Bảo hiểm xã hội thành phố Bảo Lộc

Vị trí, chức năng của Bảo hiểm xã hội thành phố Bảo Lộc tuân theo các quy định chung về vị trí, chức năng của Bảo hiểm xã hội huyện quy định tại Điều 5 Quyết định 969/QĐ-BHXH quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của bảo hiểm xã hội địa phương, cụ thể: 

  • Bảo hiểm xã hội thành phố Bảo Lộc là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn thành phố Bảo Lộc theo quy định.
  • Bảo hiểm xã hội thành phố Bảo Lộc chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn của Ủy ban nhân dân thành phố Bảo Lộc.
  • Bảo hiểm xã hội thành phố Bảo Lộc có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.

bao-hiem-xa-hoi-thanh-pho-bao-loc-2

>>> Giải đáp miễn phí chức năng của Bảo hiểm xã hội Thành phố Bảo Lộc. Gọi ngay 1900.6174

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội thành phố Bảo Lộc

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội thành phố Bảo Lộc tuân theo các quy định chung về nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 6 Quyết định 969/QĐ-BHXH quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của bảo hiểm xã hội địa phương, cụ thể: 

1. Xây dựng trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh kế hoạch phát triển Bảo hiểm xã hội huyện dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.

2. Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

3. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh, cụ thể:

a) Cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

b) Khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức và cá nhân tham gia. Từ chối việc đóng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định. Kiểm tra việc ký hợp đồng lao động, đóng nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động;

c) Ký hợp đồng với các tổ chức làm đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định;

d) Giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết theo cơ chế “một cửa” tại Bảo hiểm xã hội huyện;

đ) Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; từ chối chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định;

e) Tiếp nhận khoản kinh phí từ Ngân sách Nhà nước chuyển sang để đóng, hỗ trợ đóng cho các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện;

g) Quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản của Bảo hiểm xã hội huyện theo phân cấp;

h) Ký, tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp.

4. Giải quyết các kiến nghị, khiếu nại về việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức, cá nhân tham gia và các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định.

5. Thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh. Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO vào hoạt động của Bảo hiểm xã hội huyện.

6. Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.

7. Quản lý, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu hành chính và hồ sơ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

8. Hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho các tổ chức, cá nhân tham gia.

9. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội trên địa bàn, với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.

10. Đề xuất, kiến nghị, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

11. Có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn.

12. Định kỳ cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho người lao động, người sử dụng lao động hoặc khi người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức công đoàn yêu cầu; Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

13. Thường xuyên phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cập nhật thông tin về tình hình sử dụng lao động trên địa bàn. Phối hợp cơ quan thuế cập nhật mã số thuế của tổ chức, cá nhân; định kỳ hàng năm, cập nhật thông tin do cơ quan thuế cung cấp về chi phí tiền lương để tính thuế của doanh nghiệp hoặc tổ chức.

14. Quản lý viên chức, người lao động của Bảo hiểm xã hội huyện.

15. Tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và bảo mật dữ liệu công nghệ thông tin; thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo, thi đua – khen thưởng theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội tỉnh.

16. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh giao.

>>> Giải đáp miễn phí nghĩa vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội Thành phố Bảo Lộc. Gọi ngay 1900.6174

Nội dung tư vấn của bảo hiểm xã hội huyện Bảo Lộc

Bảo hiểm xã hội thành phố Bảo Lộc hỗ trợ người dân những vấn đề sau:

  • Tư vấn các quy định chung của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
  • Tư vấn quyền lợi của người lao động được tham gia bảo hiểm xã hội;
  • Tư vấn trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động;
  • Tư vấn các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội một lần;
  • Tư vấn các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp;
  • Tư vấn các quy định của pháp luật về chế độ thai sản;
  • Tư vấn chế độ thai sản cho lao động nam có vợ sinh con;
  • Tư vấn các quy định của pháp luật về quyền lợi hưởng chế độ ốm đau;
  • Tư vấn quy trình, thủ tục hành chính về báo tăng, báo giảm lao động;
  • Tư vấn, hướng dẫn sử dụng phần mềm điện tử (phần mềm kê khai bảo hiểm);
  • Tư vấn về quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế;
  • Tư vấn hồ sơ, giấy tờ, trình tự, thủ tục để hưởng bảo hiểm xã hội.

bao-hiem-xa-hoi-thanh-pho-bao-loc

>>>Luật Thiên Mã tư vấn chính xác mọi vấn đề, thủ tục liên quan đến luật BHXH tại Thành phố Bảo Lộc. Gọi ngay 1900.6174

Cách thức liên hệ với bảo hiểm xã hội huyện Bảo Lộc

Cách 1: Liên hệ trực tiếp qua số điện thoại:

Khi phát sinh những thắc mắc liên quan đến vấn đề bảo hiểm xã hội nhưng các thông tin trên mạng xã hội là quá nhiều và không cụ thể, hoặc bạn không biết nên tham khảo nguồn thông tin nào đáng tin cậy để có thể giải đáp trường hợp của bản thân, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với tổng đài bảo hiểm xã hội của chúng tôi qua số 026 3386 3029.

Cách 2: Liên hệ trực tiếp tới bộ phận một cửa hoặc bộ phận tiếp dân của cơ quan bảo hiểm xã hội huyện Bảo Lộc theo địa chỉ chúng tôi đã cung cấp phía trên.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về chế độ nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau thai sản. Gọi ngay: 1900.6174

Các vướng mắc thường gặp:

Trong quá trình tiếp nhận và tư vấn, giải đáp các vấn đề của người dân liên quan đến bảo hiểm xã hội tại thành phố Bảo Lộc, tổng đài nhận được rất nhiều câu hỏi khác nhau. Mỗi câu hỏi yêu cầu các tổng đài viên cần vận dụng khéo léo nhưng chính xác các quy định pháp luật để giải đáp vướng mắc của người dân một cách nhanh chóng nhất.

Khá phổ biến trong số những thắc mắc đó là vấn đề mà người lao động bị đóng trùng bảo hiểm xã hội và hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị trước khi nhận tiền trợ cấp thai sản bao gồm những gì. Vậy, những vấn đề này sẽ được giải quyết và thực hiện như thế nào, tổng đài Luật Thiên Mã sẽ trình bày với các bạn ngay sau đây.

Đóng trùng bảo hiểm xã hội tại 2 công ty thì xử lý như thế nào?

Hiện nay, khá nhiều người lao động băn khoăn về cách xử lý khi đóng trùng bảo hiểm xã hội tại hai công ty. Điều này xảy ra vì một số nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến như trường hợp mà người lao động nghỉ việc tại công ty này và bắt đầu làm việc tại một công ty khác, nhưng công ty cũ vẫn đóng bảo hiểm tháng đó cho người lao động và công ty mới cũng bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội, từ đó dẫn đến việc đóng trùng bảo hiểm xã hội.

Một trường hợp khác cũng tạo ra việc đóng trùng bảo hiểm xã hội, đó là một người làm việc cho cả hai công ty nhưng không thông báo cho một trong hai công ty về việc đã được công ty còn lại đóng bảo hiểm xã hội. Vậy, khi rơi vào những trường hợp này, người lao động cần phải xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Điều 2.5 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595 /QĐ-BHXH có hiệu lực thi hành từ 01/7/2017, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ hoàn trả lại số tiền đóng trùng cho cơ quan, đơn vị, cá nhân đã nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Trong đó, bảo hiểm xã hội huyện và bảo hiểm xã hội tỉnh là 2 cơ quan có trách nhiệm thực hiện công việc này. 

Căn cứ khoản 3 Điều 3 Quyết định 490/QĐ-BHXH ban hành ngày 28 tháng 3 năm 2023, nếu người lao động có từ 2 sổ bảo hiểm xã hội trở lên có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trùng nhau thì cơ quan bảo hiểm xã hội nơi người lao động đang làm việc và sinh sống thực hiện hoàn trả cho người lao động số tiền đơn vị và người lao động đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất, không bao gồm tiền lãi, đồng thời, người lao động cũng được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.

Người lao động khi phát hiện đóng trùng bảo hiểm xã hội nộp 1 bộ hồ sơ cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội khi đóng trùng bảo hiểm xã hội theo điểm c khoản 1 Điều 31 Văn bản hợp nhất 2089/VBHN-BHXH. Thành phần hồ sơ mà người lao động cần cung cấp trong quá trình giải quyết đóng trùng bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 27 Văn bản hợp nhất 2089/VBHN-BHXH, bao gồm:

  • Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội (Mẫu TK1-TS).
  • Các sổ bảo hiểm xã hội đề nghị gộp (nếu có).

Quy trình thực hiện việc hoàn trả và cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của cơ quan bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH, khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH, khoản 2  Điều 46 Văn bản hợp nhất 2089/VBHN-BHXH và khoản 4, khoản 5 Điều 1 Quyết định 490/QĐ-BHXH như sau:

  • Cán bộ Phòng/Tổ Quản lý Thu – Sổ thực hiện kiểm tra, đối chiếu nội dung đã ghi trên các sổ bảo hiểm xã hội và cơ sở dữ liệu; lập Danh sách đề nghị gộp sổ bảo hiểm xã hội (theo Mẫu C18-TS) chuyển cán bộ Phòng/Tổ Quản lý Thu – Sổ thực hiện.
  • Lập Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS) để hoàn trả cho người lao động.

Thời gian cấp lại sổ bảo hiểm xã hội (theo khoản 2 Điều 29 Văn bản hợp nhất 2089/VBHN-BHXH) là không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng bảo hiểm xã hội ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.

Như vậy, khi xảy ra tình trạng đóng trùng bảo hiểm xã hội tại hai công ty, người lao động cần thông báo cho tổ chức mà mình đang làm việc để nộp hồ sơ hoặc trực tiếp nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trường hợp người lao động có từ 2 sổ bảo hiểm xã hội trở lên (ví dụ như 1 sổ được cấp khi làm việc ở công ty cũ, 1 sổ được cấp khi làm việc ở công ty mới) thì sau khi cơ quan bảo hiểm xã hội hoàn trả số tiền đóng trùng cho tổ chức mà người lao động làm việc (trong trường hợp tổ chức là chủ thể nộp hồ sơ) hoặc cho chính người lao động (trong trường hợp mà người lao động trực tiếp nộp hồ sơ), cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ cấp lại sổ cho người lao động trong thời hạn mà pháp luật quy định nếu việc nộp hồ sơ từ phía tổ chức của người lao động hoặc từ chính người lao động không xảy ra sai sót. 

>>>Xem thêm: Không nhận được tiền bảo hiểm thất nghiệp phải làm sao?

Nhận tiền trợ cấp thai sản cần những giấy tờ gì?

Trong quá trình làm việc tại các doanh nghiệp, nhiều lao động nữ có thể bắt đầu thực hiện kế hoạch gia đình như mang thai, sinh con hay nhận nuôi con nuôi… Do đó, pháp luật về bảo hiểm xã hội đã quy định về việc hưởng chế độ thai sản nhằm tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho người lao động nữ. Vậy, hồ sơ hưởng thai sản gồm những giấy tờ gì? 

Trước hết, chúng ta cần điểm qua một số điều kiện để người lao động nữ được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội. Theo đó, vấn đề này được quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Điều 9 Thông tư 29/2015/TT-BLĐTBXH và khoản 5 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH. Cụ thể, người lao động nữ sẽ được hưởng chế độ thai sản khi:

  • Lao động nữ mang thai;
  • Lao động nữ sinh con;
  • Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
  • Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
  • Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
  • Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Trong đó, lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi này được xác định như sau:

  • Nếu sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Ví dụ: Một lao động nữ nhận nuôi con nuôi vào ngày 5/1/2023 thì thời gian 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi được tính từ tháng 1/2022 đến tháng 12/2022. Nếu người này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên thì được hưởng trợ cấp thai sản.

  • Nếu sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi sau ngày 15 của tháng và tháng này có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, Nếu tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì tháng đó không tính vào thời gian 12 tháng này.

Ví dụ: Một lao động nữ sinh con vào ngày 25/1/2023. Nếu tháng 1 người này có đóng bảo hiểm xã hội thì thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 2/2022 đến tháng 1/2023. Ngược lại, nếu tháng 1 người này không đóng bảo hiểm xã hội thì thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 1/2022 đến tháng 12/2022.

Trường hợp lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Liên quan đến điều kiện để được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con, pháp luật hiện nay chia thành 3 trường hợp:

  • Chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;
  • Người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.
  • Người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà người cha đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con, thì người cha được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con.

Sau khi thỏa mãn các điều kiện mà pháp luật đặt ra, những giấy tờ cần chuẩn bị để được hưởng trợ cấp thai sản bao gồm những giấy tờ nào? Vấn đề này được quy định tại khoản 2.2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH, theo đó:

– Đối với trường hợp đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; người lao động thực hiện biện pháp tránh thai:

  • Điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện của người lao động; trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm Bản sao giấy chuyển tuyến hoặc bản sao giấy chuyển viện.
  • Điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội; hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.

– Đối với trường hợp sinh con:

  • Yêu cầu có bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con.
  • Trường hợp con chết sau khi sinh đã có bản sao giấy khai sinh/ Trích lục khai sinh/ Bản sao giấy chứng sinh của con: yêu cầu có Bản sao giấy chứng tử/ Trích lục khai tử/ Bản sao giấy chứng tử của con.
  • Trường hợp mẹ hoặc hoặc lao động nữ mang thai hộ chết sau khi sinh con: bên cạnh giấy tờ khai sinh của người con, cần có thêm bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ.
  • Trường hợp người mẹ sau khi sinh hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ sau khi nhận con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con: bên cạnh giấy tờ khai sinh của người con, cần có thêm biên bản giám định y khoa của người mẹ, người mẹ nhờ mang thai hộ.
  • Trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai, bên cạnh các giấy tờ nêu trên tùy trường hợp, còn cần:

+ Nếu điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.

+ Nếu điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.

+ Nếu phải giám định y khoa: Biên bản giám định y khoa.

  • Lao động nữ mang thai hộ sinh con hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ nhận con: bên cạnh giấy tờ khai sinh của người con và các giấy tờ nêu trên (nếu có), còn cần bản sao của bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.
  • Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi: giấy tờ chứng minh khai sinh của người con và bản sao giấy chứng nhận nuôi con nuôi. Lao động nam hoặc người chồng của lao động nữ mang thai hộ nghỉ việc khi vợ sinh con: Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con; trường hợp sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi mà giấy chứng sinh không thể hiện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thể hiện việc sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi. Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.
  • Lao động nam hoặc người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con: Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con. Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.

Trường hợp lao động nam đồng thời hưởng chế độ do nghỉ việc khi vợ sinh con và hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con thì tiếp nhận một lần hồ sơ như tại trường hợp lao động nam hoặc người chồng của lao động nữ mang thai hộ nghỉ việc khi vợ sinh con được nêu ở trên.

Khi lao động nữ phải nghỉ thai sản để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền (khi đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con), nếu hồ sơ không thể hiện việc nghỉ dưỡng thai thì cần có thêm Giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai. 

Trường hợp nào cần giám định y khoa thì phải có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa. 

Có thể thấy, tùy từng trường hợp của người lao động nữ khi sinh con mà pháp luật quy định những loại giấy tờ cần thiết khi muốn nhận tiền trợ cấp thai sản. Để chứng minh về việc nghỉ thai sản, người lao động nữ cần đối chiếu với các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội vừa nêu để chuẩn bị đầy đủ nhất trong hồ sơ yêu cầu nhận tiền trợ cấp thai sản.

>>>Xem thêm: Vợ sinh chồng nghỉ có được hưởng lương – chế độ thai sản 2021 mới nhất

Trên đây là một số thông tin Luật Thiên Mã gửi đến bạn để cung cấp thêm về Luật Bảo hiểm xã hội Thành phố Bảo Lộc. Với bài viết này, hi vọng rằng các bạn đã có cái nhìn sâu và hiểu rõ hơn về vấn đề này. Nếu còn thắc mắc hay cần hỗ trợ về những vấn đề pháp lý khác, các bạn vui lòng liên hệ đường dây nóng 1900.6174 của Luật Thiên Mã để được tư vấn nhanh chóng nhất.

(*) Tổng Đài 1900.6174 là tổng đài tư vấn pháp luật của công ty Luật Thiên Mã có trách nhiệm và quyền hạn tư vấn luật đa lĩnh vực như đất đai, hôn nhân & gia đình, hình sự, dân sự, bảo hiểm xã hội… Chúng tôi không phải là cơ quan bảo hiểm xã hội và chúng tôi không mạo danh bất cứ cơ quan đoàn thể nào. Quý khách hàng có nhu cầu có thể trực tiếp liên hệ đến hotline tổng đài của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam 1900 9068

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7