action_echbay_call_shortcode for_shortcode is empty!

Bảo hiểm xã hội Hòa Bình – Hotline tư vấn luật 1900.6174

Bảo hiểm xã hội Hoà Bình là một trong những cơ quan chuyên trách về chăm sóc và bảo vệ quyền lợi cho người dân về lĩnh vực luật bảo hiểm xã hội tại tỉnh Hoà Bình. Với nhiệm vụ quan trọng đó, Bảo hiểm xã hội tại Hoà Bình luôn nỗ lực để đáp ứng và cải thiện chất lượng dịch vụ của mình, đảm bảo an sinh xã hội cho toàn bộ cộng đồng. Đồng thời, cơ quan này cũng có quyền hạn quản lý, giám sát và xử lý các vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm xã hội.

Cùng tìm hiểu thêm về thông tin địa chỉ, số điện thoại và các dịch vụ của luật Bảo hiểm xã hội Hoà Bình trong bài viết này. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng, miễn phí từ chuyên viên.

bao-hiem-xa-hoi-hoa-binh

Thông tin địa chỉ, số điện thoại Bảo hiểm xã hội Hòa Bình có thông tin địa chỉ và số điện thoại là gì?

>> Chuyên viên tư vấn hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ thai sản đối với lao động, gọi ngay 1900.6174 

– Được thành lập theo Quyết định của của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ngày 15 tháng 05 năm 1995, qua hơn 27 năm hoạt động, Bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình luôn phát huy và giữ vững là một hệ thống bảo vệ xã hội, đảm bảo quyền lợi của người lao động và gia đình trong trường hợp xảy ra những rủi ro như bệnh tật, tai nạn, già yếu, thất nghiệp và đặc biệt là giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

– Bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình hiện tọa lạc tại địa chỉ: Số 393 đường Trần Hưng Đạo, Thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

– Email: bhxh@hoabinh.vss.gov.vn

– Số điện thoại liên hệ: 02183 853 037.

– Fax: 02183 856 763

– Địa chỉ cơ quan bảo hiểm xã hội trên Google Maps:

Trên đây là thông tin chi tiết về thông tin liên hệ của cơ quan Bảo hiểm xã hội Hòa Bình, nếu bạn đang thực hiện các thủ tục liên quan đến bảo hiểm xã hội hãy kết nối với cơ quan BHXH Hòa Bình theo thông tin trên đây. Ngoài ra bạn có thể gọi đến chúng tôi qua hotline 1900.6174 để chuyên viên hỗ trợ tư vấn miễn phí!

>> Xem thêm: Bảo hiểm xã hội huyện Lạc Sơn – Hotline tư vấn luật 1900.6174

Nơi nhận bảo hiểm xã hội tại Hòa Bình

>> Chuyên viên hướng dẫn hồ sơ, thủ tục rút bảo hiểm xã hội 1 lần, gọi ngay 1900.6174 

Bảo hiểm xã hội Hòa Bình chi ra làm nhiều chi nhánh khác nhau trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Do đó người dân có thể tham gia bất kỳ chi nhánh nào của cơ quan Bảo hiểm xã hội tại Hòa Bình để được hưởng các quyền lợi về chăm sóc sức khỏe, nghỉ hưu, hỗ trợ tài chính trong trường hợp mất việc làm hoặc bị tai nạn lao động. Nếu có mong muốn được hưởng chế độ phù hợp theo Bảo hiểm xã hội, người dân có thể đến các điểm cơ quan sau trực thuộc BHXH tỉnh Hòa Bình:

– Bảo hiểm xã hội Thành phố Hòa Bình

Địa chỉ: Phường Phương Lâm, Thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

– Bảo hiểm xã hội huyện Đà Bắc

Địa chỉ: Tiểu khu Liên Phương, Thị trấn Đà Bắc, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

– Bảo hiểm xã hội huyện Lương Sơn

Địa chỉ: Quốc lộ 6, Thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

– Bảo hiểm xã hội huyện Yên Thủy

Số điện thoại: 0218 3864 161

Địa chỉ: Khu 6, Thị trấn Hàng Trạm, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình.

– Bảo hiểm xã hội huyện Mai Châu

Địa chỉ: Tiểu khu 2, Thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.

– Bảo hiểm xã hội huyện Tân Lạc

Số điện thoại: 0218 3834 111

Địa chỉ: Khu 1, Thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.

– Bảo hiểm xã hội huyện Cao Phong

Địa chỉ: 245 Quốc lộ 6, Thị trấn Cao Phong, huyện Cao phong, tỉnh Hòa Bình.

– Bảo hiểm xã hội huyện Kỳ Sơn

Địa chỉ: Thị trấn Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.

– Bảo hiểm xã hội huyện Lạc Thủy

Số điện thoại: 0218 3874 329

Địa chỉ: Thị trấn Chi Nê, huyện Lạc Thủy, Hòa Bình.

– Bảo hiểm xã hội huyện Kim Bôi

Địa chỉ: Thị trấn Bo, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.

Người dân cũng có thể liên hệ trực tiếp đến số điện thoại của Bảo hiểm xã hội Hòa Bình để được hướng dẫn thông tin chi tiết về nơi nhận – 02183 853 037. Hoặc có thể gọi ngay đến hotline Tổng đài hỗ trợ tư vấn 1900.6174 để được giải đáp thắc mắc một cách nhanh chóng.

>> Xem thêm: Bảo hiểm xã hội huyện Lạc Thủy – Hotline tư vấn luật 1900.6174

Bảo hiểm xã hội Hòa Bình có vị trí, chức năng là gì?

>> Giải đáp chi tiết chế độ bảo hiểm xã hội được hưởng sau khi nghỉ việc. Gọi ngay 1900.6174 

Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Quyết định 2355/QĐ-BHXH năm 2022 về vị trí và chức năng của Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, như vậy có thể xác định tại đơn vị thuộc tỉnh Hòa Bình như sau:

Về vị trí: Bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đặt tại tỉnh Hòa Bình; chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi là Tổng Giám đốc) và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Về chức năng: Bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình giúp Tổng Giám đốc tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; Tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; Quản lý và sử dụng các quỹ như Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; Thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và kiểm tra việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.

Bảo hiểm xã hội Hòa Bình là một trong những đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có trách nhiệm thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội đối với người lao động và gia đình trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin hay có bất kỳ thắc mắc nào về những vấn đề khác, bạn có thể liên hệ đến Tổng đài hỗ trợ 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình và nhanh chóng nhất.

>> Xem thêm: Bảo hiểm xã hội thành phố Hòa Bình – Hotline tư vấn luật 1900.6174

co-quan-bao-hiem-xa-hoi-hoa-binh
Cơ quan bảo hiểm xã hội Hòa Bình

Bảo hiểm xã hội Hòa Bình có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?

>> Hướng dẫn cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174 

Bảo hiểm xã hội Hòa Bình là một cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh, do đó sẽ mang một trọng trách lớn hơn. Vì vậy nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình được quy định một cách chặt chẽ, cụ thể sẽ được xác định dựa theo quy định tại Điều 2 Quyết định 2355/QĐ-BHXH năm 2022 như sau:

“1. Xây dựng, trình Tổng Giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.

2. Chủ động phối hợp với các sở, ngành có liên quan để xây dựng, tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết, Kế hoạch lãnh đạo thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về hỗ trợ kinh phí cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế đối với một số nhóm người tham gia từ nguồn ngân sách địa phương; trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch giao chỉ tiêu phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn. Phối hợp với Sở Y tế trong việc xác định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, phân bổ số thẻ bảo hiểm y tế.

3. Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

4. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định, cụ thể:

a) Xác định, khai thác, phát triển, quản lý người tham gia và hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Tổ chức thu hoặc ký hợp đồng ủy quyền cho tổ chức dịch vụ thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của các tổ chức và cá nhân tham gia. Kiểm tra việc đóng nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động, cá nhân; từ chối việc đóng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định của pháp luật. Thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh;

b) Quản lý hệ thống tổ chức dịch vụ thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn; tổ chức tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng khai thác, phát triển người tham gia cho nhân viên thuộc tổ chức dịch vụ thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế (gọi chung là nhân viên thu); cấp thẻ nhân viên thu;

c) Cấp, quản lý mã số bảo hiểm xã hội; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý, sử dụng phôi sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế theo đúng quy định;

d) Giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội tỉnh, Trung tâm phục vụ hành chính công; thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; thực hiện tiếp công dân theo quy định;

đ) Chủ trì phối hợp với Sở Lao động – Thương binh & Xã hội, người sử dụng lao động để xem xét giải quyết việc tính thời gian công tác cho người lao động có thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 (bao gồm trường hợp người lao động không còn hồ sơ gốc thể hiện thời gian làm việc trong khu vực nhà nước và điều chỉnh chức danh nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội và Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

e) Tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp; chủ trì, tham mưu thực hiện ký hợp đồng ủy quyền chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp và quản lý người hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội với tổ chức dịch vụ công. Kiểm tra việc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế khi có dấu hiệu vi phạm; từ chối chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định. Thu hồi số tiền hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp sai quy định thuộc trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội;

g) Tiếp nhận khoản kinh phí từ ngân sách Nhà nước chuyển sang để đóng, hỗ trợ đóng cho người tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện;

h) Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện công tác thống kê, kế toán về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật và theo phân cấp;

i) Tổ chức ký, thực hiện hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế với các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành; kiểm tra, giám sát thực hiện hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; tổ chức thực hiện giám định bảo hiểm y tế theo quy định; bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế và chống lạm dụng, trục lợi chế độ bảo hiểm y tế.

5. Phối hợp với Sở Y tế và đơn vị liên quan, chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn xây dựng nhu cầu về danh mục, số lượng thuốc, đồng thời tham gia thẩm định và tổng hợp nhu cầu về danh mục, số lượng thuốc. Tham gia đấu thầu thuốc khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

6. Thực hiện thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định, cụ thể:

a) Tổ chức kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh và tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của Bộ luật Hình sự, Bảo hiểm xã hội tỉnh gửi văn bản kiến nghị khởi tố kèm theo chứng cứ, tài liệu có liên quan đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tại tỉnh để xem xét, khởi tố theo quy định của pháp luật;

b) Xây dựng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh; trên cơ sở kế hoạch được phê duyệt báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Thanh tra cấp tỉnh. Thanh tra chuyên ngành đột xuất khi phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh hoặc khi được Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao; xử phạt vi phạm hành chính, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định;

c) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra đối với tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật. Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.

7. Tổ chức thực hiện các hoạt động: đối thoại chính sách, tư vấn, giải đáp chính sách tại địa phương; xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; khảo sát, đo lường sự hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của cơ quan Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

8. Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Thực hiện công tác cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính, công tác pháp chế. Tổ chức triển khai Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN trong thực hiện nhiệm vụ. Xây dựng, áp dụng bộ chỉ số đánh giá hiệu quả công việc (KPI) của Bảo hiểm xã hội tỉnh theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

9. Tổ chức thực hiện số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và số hóa hồ sơ, tài liệu lưu trữ hành chính, nghiệp vụ; tổ chức thực hiện công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu hành chính, nghiệp vụ; hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế (gồm cả giấy và điện tử) đối với các đơn vị thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định.

10. Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; cập nhật biến động tăng, giảm dữ liệu hộ gia đình theo quy định.

11. Bồi dưỡng, tập huấn và hướng dẫn nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và nghiệp vụ chuyên môn theo phân cấp quản lý cho công chức, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh.

12. Có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn.

13. Đề xuất với Bảo hiểm xã hội Việt Nam kiến nghị việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

14. Định kỳ cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho người lao động, người sử dụng lao động hoặc khi người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức công đoàn yêu cầu; cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

15. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội ở địa phương, các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định, cụ thể:

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội trên địa bàn thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế nhằm gia tăng người tham gia và bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;

b) Phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các cơ quan, tổ chức ở địa phương xử lý vấn đề trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện biện pháp cần thiết để xử lý vấn đề trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của người lao động;

c) Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội đối với người lao động có thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995;

d) Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương thực hiện điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

đ) Báo cáo định kỳ hàng quý, 06 tháng, hàng năm và báo cáo đột xuất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tình hình trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

16. Tổ chức thực hiện các quy chế, chương trình, kế hoạch phối hợp với các cơ quan, đơn vị theo ký kết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

17. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra toàn diện Bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội huyện) trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
18. Quản lý công chức, viên chức, người lao động thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh.

19. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, liên thông dữ liệu trong quản lý, điều hành Bảo hiểm xã hội tỉnh. Quản lý, cập nhật, khai thác, bảo mật và chịu trách nhiệm về dữ liệu công nghệ thông tin thuộc thẩm quyền của Bảo hiểm xã hội tỉnh theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo, thi đua – khen thưởng theo quy định.

20. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Tổng Giám đốc giao và theo quy định của pháp luật.”

Bảo hiểm xã hội Hòa Bình là một trong những đơn vị quan trọng trong hệ thống bảo hiểm xã hội của đất nước. Nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội Hoà Bình là đảm bảo quyền lợi cho người lao động về chế độ bảo hiểm xã hội, đồng thời kiểm tra, giám sát và kiểm soát việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội của tỉnh Hòa Bình. Cơ quan này còn có quyền hạn trong việc xác định, giải quyết các vấn đề liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động và người sử dụng lao động tại địa phương.

Trên đây là toàn bộ quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bảo hiểm xã hội Hòa Bình. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin hay có bất kỳ thắc mắc nào về những vấn đề khác, bạn có thể liên hệ đến Tổng đài hỗ trợ 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình và nhanh chóng nhất.

>> Xem thêm: Bảo hiểm xã hội huyện Kim Bảng – Hotline hỗ trợ  tư vấn luật 1900.6174

Nội dung tư vấn của bảo hiểm xã hội Hoà Bình

>>  Hỗ trợ tra cứu thông tin, quá trình đóng BHXH trên VssID miễn phí, gọi ngay 1900.6174 

Bảo hiểm xã hội Hòa Bình tư vấn các vấn đề về bảo hiểm xã hội như sau:

– Tư vấn về các loại bảo hiểm xã hội như bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm thất nghiệp, các bảo hiểm xã hội liên quan đến chế độ hưu trí, chế độ thai sản, chế độ ốm đau, chế độ tử tuất…

– Tư vấn về mức đóng bảo hiểm xã hội tùy theo từng loại, từng chế độ, từng trường hợp khác nhau…

– Tư vấn về các thủ tục, hồ sơ liên quan đến bảo hiểm xã hội: Tư vấn về các thủ tục, hồ sơ liên quan đến đóng bảo hiểm xã hội; đăng ký sử dụng dịch vụ bảo hiểm y tế; hướng dẫn cách nộp đơn xin hưởng lương hưu; thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm thất nghiệp; các thủ tục liên quan để xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do nhiều nguyên nhân như làm mất, hỏng hay có sự thay đổi về các thông tin cá nhân;…

– Tư vấn về các chính sách mới, thay đổi mới của luật Bảo hiểm xã hội như chính sách tăng lương hưu, chính sách bảo hiểm y tế mới, chính sách đóng bảo hiểm xã hội đối với người tự kinh doanh…

– Tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan đến bảo hiểm xã hội như quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, nghĩa vụ của nhà tuyển dụng đối với bảo hiểm xã hội, thủ tục khiếu nại khi bị từ chối hưởng chế độ bảo hiểm…

 

bao-hiem-xa-hoi-hoa-binh

Cách thức liên hệ với bảo hiểm xã hội Hoà Bình

>> Hướng dẫn chi tiết về cách tính chế độ bệnh nghề nghiệp, liên hệ ngay hotline 1900.6174 

Tư vấn qua số điện thoại:
Để nhận được tư vấn về bảo hiểm xã hội, quý khách có thể tuân thủ theo các bước sau đây:
Bước 1: Quý khách sử dụng điện thoại cố định hoặc điện thoại di động và gọi đến số điện thoại:   0218 3853 037
Bước 2: Sau khi kết nối với số điện thoại  0218 3853 037  quý khách sẽ nghe thấy lời chào từ Tổng đài và hãy tuân thủ theo hướng dẫn được cung cấp trong lời chào.
Bước 3: Quý khách sẽ được chuyển tiếp trực tiếp tới tư vấn viên và có thể đặt câu hỏi hoặc yêu cầu giải đáp các thắc mắc liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Bước 4: Tư vấn viên của công ty sẽ hướng dẫn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan của quý khách.
Bước 5: Sau khi hoàn tất nội dung tư vấn, quý khách nên ghi nhớ số Tổng đài và lưu vào danh bạ điện thoại để tiện cho các lần tư vấn tiếp theo (nếu cần).
Tư vấn trực tiếp qua bộ phận một  cửa theo địa chỉ:   Đường QH7, phường Quỳnh Lâm, Tp Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình

>> Xem thêm: Bảo hiểm xã hội huyện Gia Viễn – Hotline hỗ trợ tư vấn luật 1900.6174

Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động

>> Chuyên viên hướng dẫn mức đóng, mức hưởng bảo hiểm xa hội, gọi ngay 1900.6174 

Căn cứ theo quyết định số 959/ QĐ-BHXH:

Mức đóng bảo hiểm xã hội 26 % trong đó bao gồm:

Người lao động đóng 8%, đơn vị đóng 18%. Trong đó 18% đơn vị đóng bao gồm 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Mức đóng bảo hiểm y tế 4,5% trong đó: người lao động đóng 1,5%, đơn vị đóng 3%.

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp 2% trong đó người lao động đóng 1%, đơn vị đóng 1%

Từ quy định trên cho thấy tổng số tiền mỗi người lao động phải đóng khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là 10.5%. Còn đối với đơn vị, doanh nghiệp là 22% không phát sinh thêm bất kỳ khoản chi phí nào. Kinh phí công đoàn 2%: do doanh nghiệp đóng. Nếu người lao động tự nguyện đăng ký gia nhập và tham gia tổ chức công đoàn thì người lao động đóng thêm 1% đoàn phí công đoàn.

Trên đây là những thông tin về Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động, nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm hay có bất kì thắc mắc nào về vấn đề trên hãy trao đổi với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

>> Xem thêm: Bảo hiểm xã hội huyện Nho Quan – Hotline hỗ trợ tư vấn luật 1900.6174

Hồ sơ nhận bảo hiểm thất nghiệp gồm những giấy tờ gì?

Anh Nam (Hòa Bình):

“Xin chào Luật sư, tôi đã nghỉ việc ở công ty cũ được 1 tuần và hiện tại tôi muốn nhận trợ cấp thất nghiệp để trang trải cuộc sống trong khi đi tìm công việc mới. Luật sư có thể tư vấn cho tôi hồ sơ nhận bảo hiểm thất nghiệp gồm những giấy tờ gì được không ạ? Rất cảm ơn Luật sư!”

>> Tư vấn về vấn đề Hồ sơ nhận bảo hiểm thất nghiệp gồm những giấy tờ gì, gọi ngay 1900.6174 

Trả lời:

Chào anh Nam, cảm ơn anh đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi. Với vấn đề về việc Hồ sơ nhận bảo hiểm thất nghiệp gồm những giấy tờ gì, chúng tôi xin được phép giải đáp như sau:

Theo Luật việc làm 2013 thì trợ cấp thất nghiệp là 1 trong 4 chế độ của Bảo hiểm thất nghiệp, từ đó, có thể hiểu trợ cấp thất nghiệp là một khoản tiền mà cơ quan bảo hiểm xã hội phải trả nhằm để hỗ trợ giải quyết tình trạng thất nghiệp của người lao động.

Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hay hợp đồng làm việc với công ty cũ, anh cần nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong khoảng thời gian này.

Để chuẩn bị cho một bộ hồ sơ đề nghị nhận bảo hiểm thất nghiệp, căn cứ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, trong đó khoản 2 Điều 16 được sửa đổi bổ sung theo Nghị định 61/2020/NĐ-CP, bộ hồ sơ gồm có những thành phần sau đây:

“1. Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Quyết định thôi việc;

c) Quyết định sa thải;

d) Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

đ) Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;

e) Xác nhận của người sử dụng lao động trong đó có nội dung cụ thể về thông tin của người lao động; loại hợp đồng lao động đã ký; lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động;

g) Xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giải thể, phá sản hoặc quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh được bổ nhiệm trong trường hợp người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã;

h) Trường hợp người lao động không có các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động do đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật và người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền thì thực hiện theo quy trình sau:

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh gửi văn bản yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư xác nhận đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc không có người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền.

Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế, cơ quan công an, chính quyền địa phương nơi đơn vị sử dụng lao động đặt trụ sở chính thực hiện xác minh nội dung đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc không có người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền.

Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi văn bản trả lời cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh về nội dung đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc không có người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu xác nhận của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.

i) Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của hợp đồng đó.”

3. Sổ bảo hiểm xã hội.

Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.

Đối với người sử dụng lao động là các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì trong thời hạn 30 ngày, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.”

Anh có thể lựa chọn một trong ba cách nộp hồ sơ như sau:

– Nộp trực tiếp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp;

– Có thể ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ giúp theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;

b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;

c) Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

– Nộp qua hình thức online trên trang chủ của cổng Dịch vụ công Quốc gia và làm theo hướng dẫn.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; trường hợp nếu anh không đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì phía cơ quan sẽ trả lời bằng văn bản cho anh biết để anh có thể xem xét bổ sung thêm đủ điều kiện.

Cuối cùng, khi hồ sơ đạt đủ điều kiện và được chấp nhận cho hưởng trợ cấp thất nghiệp, lúc này Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho anh trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trên đây là những thông tin về Hồ sơ nhận bảo hiểm thất nghiệp gồm những giấy tờ gì, nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm hay có bất kì thắc mắc nào về vấn đề trên hãy trao đổi với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin của cơ quan bảo hiểm xã hội Hòa Bình. Để được chuyên viên tư vấn và hỗ trợ về các quy định mới nhất liên quan đến BHXH, BHYT, BHTN hay hướng dẫn các thủ tục hành chính, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua tổng đài 1900.6174. cuâ Luật Thiên Mã. Đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, giải đáp miễn phí mọi lúc – mọi nơi – mọi trường hợp.

Lưu ý:

Tổng Đài 1900.6174 là tổng đài tư vấn pháp luật của công ty Luật Thiên Mã có trách nhiệm và quyền hạn tư vấn luật đa lĩnh vực như đất đai, hôn nhân & gia đình, hình sự, dân sự, bảo hiểm xã hội… Chúng tôi không phải là cơ quan bảo hiểm xã hội và chúng tôi không mạo danh bất cứ cơ quan đoàn thể nào. Quý khách hàng có nhu cầu có thể trực tiếp liên hệ đến hotline tổng đài của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam 1900.9068
Luật Thiên Mã chỉ có 02 chi nhánh tại Hà Nội và TPHCM.  Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư trực tiếp, chúng tôi sẽ cử Luật sư ở chi nhánh gần nhất xuống tận nơi để giải quyết vụ việc theo yêu cầu!

Gọi ngay: 1900.6174 - Để gặp luật sư tư vấn 24/7