Thay đổi ngành nghề kinh doanh

Thay đổi ngành nghề kinh doanh là thủ tục pháp lý do doanh nghiệp tiến hành khi có nhu cầu thêm hoặc bớt một số ngành nghề, cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thiên Mã Lawfirm sẽ tư vấn và hướng dẫn khách hàng thực hiện thành công thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh theo quy định mới nhất.

Khi nào cần thay đổi ngành nghề kinh doanh?

Sau khi doanh nghiệp thêm hoặc bớt một số ngành nghề kinh doanh, cần nhanh chóng thực hiện thông báo thay đổi trong 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi.

Quyết định thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
Trường hợp bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh

Doanh nghiệp có thay đổi ngành nghề kinh doanh mà không thông báo, thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư.

Hồ sơ cần thiết thay đổi ngành nghề kinh doanh

Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và chính xác, sẽ giúp cho quá trình tiến hành thủ tục nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Mỗi loại hình doanh nghiệp, pháp có quy định hồ sơ khác nhau, nhưng nhìn chung cần có các giấy tờ sau:

  • Mẫu Phụ lục II-1 Thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh ban hành kèm theo Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
  • Quyết định về việc thay đổi ngành nghề kinh doanh (ghi rõ những nội dung được thay đổi);
  • Biên bản họp;
  • Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương, đối với các doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư;
  • Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký kinh doanh theo mẫu Phụ lục II-18 tại Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT;
  • Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ, nếu người nộp không phải người đại diện theo pháp luật của công ty;
  • Chứng minh thư nhân/Căn cước công dân của người được ủy quyền (Công dân Việt Nam) hoặc Hộ chiếu (với người nước ngoài).

Các bước tiến hành thủ tục

Quy trình tiến hành thủ tục thay đổi hành nghề kinh doanh cần trải qua nhiều bước khác nhau, mỗi bước có những yêu cầu nhất định, cụ thể:

quy trình thay đổi ngành nghề kinh doanh
Nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật đầu tư không cấm

→ Bước 1: Doanh nghiệp xác định các ngành nghề kinh doanh cần bổ sung hay bớt đi theo nhu cầu và kế hoạch kinh doanh của mình

→ Bước 2: Họp bàn và ra quyết định thay đổi ngành nghề kinh doanh

→ Bước 3: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cho việc thay đổi ngành nghề kinh doanh

  • Hồ sơ pháp lý khi thay đổi ngành nghề kinh doanh đã được chúng tôi hướng dẫn ở trên.

→ Bước 4: Nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền

  • Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
  • Kê khai đầy đủ các ngành nghề mà doanh nghiệp cần bỏ đi hay bổ sung mới, căn cứ dựa vào mã ngành nghề theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về hệ thống ngành kinh tế ở Việt Nam.

→ Bước 5: Cơ quan đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ và thẩm định hồ sơ

  • Nếu hồ sơ hợp lệ ra thông báo hồ sơ hợp lệ hoặc ra thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo quy định của pháp luật.

→ Bước 6: Cơ quan đăng ký kinh doanh chấp thuận và trả kết quả

  • Doanh nghiệp cần in Giấy biên nhận trên hệ thống;
  • Nộp lại hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh bản giấy, tại Bộ phận một cửa. Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở;
  • Nhận Giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh mới.

Thủ tục công bố sau khi thay đổi ngành nghề kinh doanh

Sau khi được cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi ngành nghề kinh doanh, thì doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Thủ tục công bố này, có thể thực hiện đồng thời với thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh.

Thời gian giải quyết hồ sơ

Trong thời gian 03 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp và cập nhật lại ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp trên hệ thống. 

Nếu doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp hồ sơ thực hiện thông báo thay đổi ngành nghề chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo bằng văn bản yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 03 ngày làm việc.

Chi phí dịch vụ

Chúng tôi hiểu ngoài những quy định, thủ tục pháp lý khi thay đổi ngành nghề kinh doanh, khách hàng cũng rất quan tâm đến chi phí dịch vụ khi sử dụng dịch vụ này tại các văn phòng luật sư hay công ty luật.

Bảng giá dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh
Bạn sẽ hài lòng với dịch vụ của chúng tôi: uy tín, chất lượng, thủ tục hồ sơ nhanh gọn và chi phí hợp lý

Chi phí dịch vụ thay đổi ngành nghề kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tùy từng đơn vị sẽ có bảng giá dịch vụ pháp lý riêng.

Cơ quan thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ

Theo quy định hiện hành, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh là Cơ quan đăng ký kinh doanh. Cụ thể, Phòng Đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Trên đây là bài viết hướng dẫn các bạn làm thủ tục, hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh do Thiên Mã Lawfirm cung cấp. Đảm bảo chi phí hợp lý, chất lượng tối ưu. Nếu có nhu cầu tư vấn và sử dụng dịch vụ của chúng tôi, vui lòng liên hệ qua: Email: luatthienma@gmail.com  Hoặc điện thoại: 0936380888. Chân thành cảm ơn!

Bạn đang xem bài viếtthay đổi ngành nghề kinh doanh năm 2020 cần những hồ sơ gì? tại chuyên mục dịch vụ doanh nghiệp